Tay chơi âm thanh sành điệu cần phải biết những thuật ngữ thông dụng này

Cập nhật : 31-08-2024, 10:57 am - Lượt xem : 4647

Hiểu biết về âm thanh là điều quan trọng để chúng ta có thể cảm nhận và thưởng thức nó một cách trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, thế giới âm thanh vô cùng rộng lớn và phong phú với vô số các thuật ngữ chuyên môn. Điều này có thể khiến nhiều người cảm thấy rối bời và khó hiểu.

Trong bài viết này, Xuân Vũ sẽ giới thiệu cho bạn một danh sách các thuật ngữ âm thanh, bất kể bạn là newbie hay chuyên gia thì đều nên biết!

A

AC3 – Tên viết tắt của Audio Coding 3, là một định dạng âm thanh đa kênh được phát triển bởi Dolby Laboratories vào năm 1992, thường được sử dụng trên đa số các đĩa DVD có tính năng mở rộng âm thanh vòm.

Active speakers – Loa Active hay còn được gọi là loa điện, đã tích hợp sẵn amply (bộ khuếch đại) bên trong.

A/D Convertor – Bộ đổi tương tự/số. Đây là loại mạch điện tử biến đổi tín hiệu analog (tương tự) thành dạng digital (kỹ thuật số) có thể được sử dụng bởi máy tính hoặc các mạch kỹ thuật số khác.

AES (Audio Engineering Society) - Hiệp hội kỹ thuật âm thanh là một tổ chức chuyên nghiệp dành cho các kỹ sư, nhà khoa học hoặc các cá nhân có quan tâm / tham gia vào ngành công nghiệp âm thanh.

AES/EBU – Tên viết tắt của Audio Engineering Society / European Broadcast Union. Đây là giải pháp thay thế phổ biến nhất cho tiêu chuẩn S / PDIF và kết nối vật lý AES / EBU phổ biến nhất là AES Loại I Cân bằng – Cáp 3 dây, xoắn đôi 110 ohm với đầu nối XLR.

AIFF – Tên viết tắt của Audio Interchange File Format, là một định dạng tệp âm thanh không nén do Apple phát triển vào năm 1998.

Ambient Audio – Chế độ âm thanh xung quanh thường, cho phép người dùng có thể nghe được âm thanh xung quanh mà không cần phải tháo tai nghe hay tắt nhạc.

Amplifier/Amp – Là một thiết bị có khả năng khuếch đại tín hiệu âm thanh (hay có thể hiểu một cách đơn giản là nó giúp tăng cường công suất của tín hiệu âm thanh đầu vào)

ANC / Active Noise Cancellation (khử tiếng ồn chủ động) – Là một công nghệ phổ biến trên tai nghe không dây. Nhiệm vụ chính là tạo ra các tín hiệu đối lập để hủy đi tiếng ồn, mang lại trải nghiệm nghe hoàn hảo hơn.

Analog (hoặc Analogue) Signal – Hay còn gọi là tín hiệu tương tự / dạng tín hiệu được truyền đi liên tục không ngắt quãng. Mặc dù tần số và cường độ của tín hiệu có biến động khác nhau theo từng thời điểm.

AAC, AptX, AptX HD – Đều là các codec Bluetooth thường gặp và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay

ARC: Tên viết tắt của Audio Return Channel, cho phép truyền tín hiệu hai chiều chỉ với một cáp HDMI.

Attenuator – Bộ suy giảm, một thiết bị làm giảm biên bộ của tín hiệu

AUX – Viết tắt của Auxiliary Port, là ngõ vào được tích hợp trên ampli, loa, máy nghe nhạc, hệ thống thiết bị âm thanh ngoại vi của xe ô tô để liên kết

Audiophile – Là một thuật ngữ chỉ nhóm người có niềm yêu thích mãnh liệt đối với âm thanh.

Audio Interface – Hay còn gọi là sound card thu âm, là một thiết bị dùng để kết nối microphone hay các thiết bị audio (guitar, midi, controller,..) với máy tính, laptop hay điện thoại,…

B

Bass – Âm trầm, là một dải tần số âm thanh thấp phân bổ từ 0Hz – 200Hz

Bass Reflex – Loa phản xạ âm trầm bao gồm một cổng hoặc lỗ thông hơi giúp tăng cường tần số thấp bằng cách truyền âm thanh từ phía sau màng loa.

Bandwidth (Băng thông) – Thuật ngữ chỉ một dải tần số cụ thể

Balanced Armature (BA) – Một loại driver trong tai nghe bao gồm gồm các thành phần chính như: thanh kim loại (gọi là arm); cuộn dây (cuốn quanh thanh kim loại), nam châm và màng loa.

Bi-amping (Bi-amp) – Là phương pháp sử dụng hai kênh khuếch đại (amp) để cấp nguồn cho mỗi loa trong hệ thống âm thanh.

Balanced circuit – Mạch âm thanh cân bằng, chủ yếu sử dụng để giảm tiếng ồn/nhiễu 

Bit depth audio – Độ sâu bit, đề cập đến số lượng bit của thông tin đo được từ mỗi mẫu âm thanh.

Bit Rate – Tốc độ bit, đề cập đến tốc độ truyền của một tệp âm thanh. Đơn vị là bps/ Mbps

Boom mic – Micro được gắn vào chân đỡ

C

Cardioid – Thuật ngữ nói về micro. Loại micro này chỉ có khả năng thu lại âm thanh đến từ phía trước.

Compact Disc – Đĩa CD hay đĩa nén

Crossover (Bộ phân tần) – Là hệ thống phân chia tín hiệu âm thanh theo các tần số cao thấp cũng như băng tần riêng biệt.

Coaxial cable (Cáp đồng trục) – loại cáp có dây dẫn bên trong được bao bọc bởi một lớp cách điện.

Closed headphones: Là loại tai nghe trùm đầu có phần chụp tai kín, ưu điểm là cách ly tiếng ồn thụ động rất tốt.

Codec – Là từ viết tắt của coder/decoder. Một thuật toán chuyển đổi tín hiệu analog thành dạng digital (và ngược lại), sau đó nén chúng để tiết kiệm băng thông trên đường truyền.

Crosstalk – Nhiễu xuyên âm, là khi tín hiệu từ kênh này rò rỉ sang kênh khác. Crosstalk được thể hiện dưới dạng tỷ lệ.  

Current – Một thuật ngữ được sử dụng trong các bộ khuếch đại. Dòng điện càng cao thường mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn và khả năng tái tạo âm thanh nhanh hơn.

D

Damping – Hệ số giảm chấn là tỷ lệ giữa trở kháng danh nghĩa của củ loa trên tổng trở kháng đầu ra của hệ thống điều khiển loa, bao gồm bộ khuếch đại và dây cáp. Nói một cách đơn giản, đây là con số dùng để định lượng mức độ kiểm soát mà bộ khuếch đại có thể thực hiện được đối với loa.

DAC – Viết tắt của cụm từ Digital Analog Converter – bộ chuyển đổi tín hiệu digital thành analog.

Distortion – Độ méo / Đề cập đến sự thay đổi hoặc biến dạng dạng sóng ban đầu của tín hiệu âm thanh

Driver – Là bộ phận quan trọng nhất trên tai nghe, chịu trách nhiệm chuyển đổi tín hiệu điện thành sóng âm mà tai người có thể hiểu được

Diaphragm – Màng loa bên trong trình điều khiển của tai nghe rung động để tạo ra sóng âm thanh.

DSP – Viết tắt của từ Digital Signal Processor, bộ xử lý tín hiệu số trong các thiết bị như loa, tai nghe, máy nghe nhạc, dây cáp,..

DTS – Là công nghệ mã/giải mã âm thanh vòm 5.1 với chất lượng 20-bit, một trong những chuẩn âm thanh tốt nhất trên thế giới của công ty DTS.

Delay – Độ trễ âm thanh

Dynamic range (DR) – Dải động là sự khác biệt giữa mức âm thanh tối thiểu và tối đa trong 1 bản ghi âm. Đơn vị là dB

Dynamic driver – Trình điều khiển động trong tai nghe

E

Equalizer (EQ) – Tùy biến cân bằng giữa các dải tần trong tín hiệu âm thanh, từ đó mang đến chất âm phù hợp với từng gu âm nhạc khác nhau.

Echo – Có thể hiểu là độ vang, hiệu ứng phản hồi của âm thanh.

EMI – Viết tắt của Electromagnetic interference, nhiễu điện do trường điện từ gây ra.

F

FLAC – Viết tắt của Free Lossless Audio Codec, là một định dạng nén âm thanh không mất giữ liệu (có nghĩa là nó bảo toàn được gần như toàn bộ dữ liệu so với bản gốc trên đĩa CD).

Frequency range (Dải tần đáp ứng, đáp tần hoặc tần số đáp ứng) – Nó cho biết thiết bị có thể xử lý được âm thanh trong dải tần số nào. Thông thường, dải âm mà tai người có thể nghe thấy là từ 20Hz – 20KHz

G

Gauge – Là một thuật ngữ, một đơn vị chỉ độ dày hoặc đường kính của dây. Hai đơn vị được sử dụng phổ biến nhất là American Wire Gauge (AWG) và Outer Diameter (OD)

Gain – Mức khuếch đại của tín hiệu âm thanh. Đơn vị là dB

H

Harmonic Distortion (Độ méo hài/méo họa âm/độ méo) – Là một chỉ số đo lường mức độ méo hài trong một tín hiệu âm thanh.

Hertz – Ký hiệu là Hz, là đơn vị đo tần số (ví dụ 15Hz, 20Hz, 20.000Hz)

Headset – Là thuật ngữ chỉ loại tai nghe headphone có tích hợp microphone (có thể là boom mic hoặc micro gắn trên dây)

High-pass Filter – Ký hiệu HPF, bộ lọc thông cao được sử dụng trong một hệ thống âm thanh để cho phép tần số cao đi qua, trong khi lọc/cắt tần số thấp.

Hi-Fi – Viết tắt của High Fidelity, chỉ âm thanh thanh có độ trung thực cao.

Hi-end Audio – Viết tắt của High-End Audio, chỉ những thiết bị âm thanh chuyên nghiệp  

Horn speakers – Loa còi/loa có vành loe/loa vành

I

In-ear monitor (IEM) – Là dòng tai nghe nhét tai kiểm âm có thêm phần đệm silicon chui sâu vào ống tai của người dùng, mang lại khả năng cách âm thụ động tốt hơn so với earbud.

Impedance (Trở kháng) – Có đơn vị đo chuẩn là Ohm (Ω)

Integrated Amplifier (Bộ khuếch đại tích hợp) – Đây là một thiết bị âm thanh bao gồm cả pre-amp (bộ tiền khuếch đại) và power amplifier (bộ khuếch đại công suất).

In-Wall Speakers (Loa âm tường) – Được đặt sâu trong tường sau cho mặt loa với bề mặt tường nằm chung trên một mặt phẳng.

J

Jacket – Lớp vỏ bên ngoài được sử dụng để bảo vệ lõi dây cáp và lớp shielding bên trong.

Jitter – Là một loại nhiễu tín hiệu dẫn đến sai lệch về thời gian biên độ tần số và pha trên từng bit của thiết bị phát và thiết bị nhận

Jack (plug) – Chân cắm hoặc đầu cắm

K

kHz (Kilohertz) – 1Khz = 1000 Hertz (Hz), được dùng để mô tả tần số của âm thanh

L

Lossless – Là một định dạng âm thanh không nén dữ liệu. Hay nói cách khác, nó giữ nguyên chất lượng âm thanh gốc, không bị méo hoặc nhiễu

Loudspeaker driver – Củ loa hoặc Màng loa. Đây là bộ phận quan trọng nhất của loa, có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu điện thành sóng âm thanh.

Latency (Độ trễ) – Là khoảng thời gian tính từ lúc tín hiệu âm thanh được tạo ra cho đến khi nó được nghe thấy.  

Low range – Dải tần thấp, thường được gọi là âm trầm hoặc bass

Low-Fi – Là từ viết tắt của low fidelity, một thuật ngữ được sử dụng trong âm thanh để mô tả chất lượng âm thanh thấp

M

Mid-range – Dải tần trung, thường nằm trong khoảng từ 300Hz đến 8.000Hz

Mixer – Là thiết bị điện tử được sử dụng để trộn các tín hiệu âm thanh. Nó thường được gọi là bàn mixer hoặc bàn trộn âm thanh.

Moving coil (cuộn dây động) – Một trong những loại driver phổ biến nhất trên tai nghe. Moving coil còn có cách gọi khác là trình điều khiển động (driver dynamic)

Moving iron (lõi sắt động) – Loại này ít phổ biến hơn Moving coil. Nó còn có tên gọi khác là trình điều khiển BA (Balanced Armature).

Mp3 – Là một định dạng nén dữ liệu âm thanh kỹ thuật số được phát triển bởi Moving Picture Experts Group

Multi-room Audio (Âm thanh đa vùng) – Là hệ thống cho phép bạn phát nhạc cùng một lúc trong nhiều phòng, mang đến trải nghiệm âm thanh sống động và tiện lợi.

Multipoint (Kết nối đa điểm) – Tính năng cho phép kết nối một thiết bị âm thanh (ví dụ như tai nghe Bluetooth) với hai thiết bị nguồn phát cùng một lúc (ví dụ điện thoại và máy tính bảng)  

N

Noise reduction (NR) – Giảm nhiễu là quá trình bao gồm việc lấy tín hiệu và loại bỏ nhiễu không mong muốn khỏi tín hiệu đó.  

NFC – Từ viết tắt của Near Field Communication, là công nghệ giao tiếp tầm ngắn cho phép hai thiết bị trao đổi dữ liệu khi được đặt gần nhau (khoảng cách dưới 4cm).  

Neodymium magnet – Ký hiệu là NdFeb. Đây là loại nam châm mạnh nhất trên thị trường hiện nay.

O

Ohm – Đơn vị đo điện trở (trở kháng)

Over-ear headphone – Còn gọi là tai nghe Full-size, Circumaural. Có thiết kế trùm qua đầu với hai bên earcup lớn, bao phủ hoàn toàn đôi tai của bạn.

On-ear headphone – Thuật ngữ chỉ những dòng tai nghe chụp tai nhưng có kích thước nhỏ gọn hơn over-ear. Điểm dễ nhận biết nhất là hai bên earcup nằm đè lên vành tai.

Op-Amp – Viết tắt của Operational Amplifier, là mạch khuếch đại thuật toán

Open-Back headphone – Tai nghe trùm đầu có thiết kế hở ở mặt lưng earcup. Ưu điểm là thể hiện âm thanh chân thật và rõ ràng, cảm giác đeo thoáng khí nhưng nhược điểm là dễ khiến âm thanh lọt ra bên ngoài.

P

Phase – Trong tiếng Việt gọi là pha, dùng để chỉ mối quan hệ về thời gian giữa hai hay nhiều sóng. 

Phono pre-amp – Hay còn gọi là bộ tiền khuếch đại phono, đảm nhận chức năng khuếch đại tín hiệu âm thanh từ phono cartridge rồi gửi đến cổng vào tín hiệu của power-amp

Power Supply (Nguồn điện) – Đóng vai trò cung cấp năng lượng cho các thiết bị âm thanh hoạt động, lọc nhiễu điện từ nguồn điện lưới, đảm bảo âm thanh sạch và bảo vệ các thiết bị âm thanh khỏi các sự cố về điện như sốc điện, quá áp, quá dòng.

R

Roll-off – Treble mất năng lượng từ 10khz trở lên sớm hơn bình thường, nhất là từ 15khz trở lên

RCA – Hay còn gọi là jack bông sen hay jack A/V. Đây là loại cổng kết nối phổ biến được sử dụng trong các thiết bị âm thanh để truyền tín hiệu analog.

RFI (Nhiễu tần số vô tuyến) – Viết tắt của Radio frequency interference. Đây là hiện tượng nhiễu do sóng vô tuyến gây ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

S

Sample Rate (Tần số lấy mẫu) – Là số lần lấy mẫu biên độ của sóng âm thanh trong 1 giây. Đơn vị đo là Hertz (Hz)

Sensitivity (Độ nhạy) – Là mức độ phản ứng của thiết bị âm thanh (loa, tai nghe, micro,..) với tín hiệu đầu vào. Đơn vị đo là decibel (dB)

SNR (Tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu) – Viết tắt của Signal-To-Noise, đây là một thông số quan trọng để đánh giá chất lượng âm thanh, thể hiện mức độ tỷ lệ giữa tín hiệu mong muốn và tín hiệu nhiễu. Đơn vị đo là decibel (dB). SNR càng cao thì tín hiệu âm thanh càng rõ ràng và ít nhiễu.

Shielding – Tạm dịch là che chắn. Đây là kỹ thuật sử dụng các vật liệu đặc biệt để ngăn chặn nhiễu điện từ (EMI) ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Kỹ thuật này dùng để chế tạo cáp.

S/PDIF – Viết tắt của Sony/Philips Digital Interface Format. Đây là chuẩn giao tiếp kỹ thuật thông dụng để truyền tín hiệu âm thanh chất lượng cao, đảm bảo độ chính xác và không bị suy hao.

Solid State (trạng thái rắn) – Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các thiết bị âm thanh sử dụng bóng bán dẫn để khuếch đại tín hiệu, thay vì sử dụng ống chân không.

SPL (Mức áp suất âm thanh/Mức áp lực âm thanh) – Viết tắt của từ Sound Pressure Level, là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng để đo lường độ lớn của âm thanh. Đơn vị đo là decibel (dB)

Stereo/Stereophonic Sound (âm thanh nổi) – Là âm thanh được phát ra từ nhiều nguồn khác nhau, phân bổ theo hướng nhất định từ trái qua phải hoặc ngược lại. Âm thanh stereo mang đến cho người nghe trải nghiệm đắm chìm, rõ ràng và chi tiết hơn so với âm thanh mono

Subwoofer (Loa siêu trầm hoặc loa sub) – Là một loại loa chuyên tạo ra tần số âm thanh thấp, thường từ 20Hz – 200Hz.

Sorround – Hệ thống âm thanh đa kênh

T

Tweeters (Loa tweeter) – Là loại loa chuyên tái tạo âm thanh tần số cao, thường từ 2kHz-20kHz.

Thunderbolt – Là một chuẩn kết nối tốc độ cao được phát triển bởi Intel và Apple. Nó sử dụng giao diện USB-C và có thể truyền tải dữ liệu, video và âm thanh với tốc độ lên đến 40Gbps. Thunderbolt còn có thể cung cấp năng lượng cho các thiết bị ngoại vi.

THX – Viết tắt của Tom Holman's eXperiment, là một tiêu chuẩn âm thanh cao cấp được phát triển vào năm 1983 bởi George Lucas và Tomlinson Holman.

TRS – Viết tắt của Tip, Ring, Sleeve, là một loại đầu nối được sử dụng phổ biến trong âm thanh.

THD (Méo hài tổng) – Viết tắt của Total Harmonic Distortion, là một chỉ số đo lường mức độ biến dạng của tín hiệu âm thanh so với tín hiệu gốc.

Tube/Tube Amp (Ampli đèn) – Là một loại ampli sử dụng các bóng đèn chân không để khuếch đại tín hiệu âm thanh. Ưu điểm là tạo ra âm thanh ấm áp, mượt mà và có độ méo hài tổng thấp.

Turntable (Mâm đĩa nhựa, mâm đĩa than) – Là một thiết bị dùng để phát nhạc từ đĩa than (vinyl).

U

Upper Bass (Âm trầm cao) – Là dải tần số âm thanh nằm trong khoảng từ 320Hz-500Hz. Upper Bass đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh đầy đặn, ấm áp và có lực.

Upper Highs, Treble – Là dải tần số âm thanh nằm trong khoảng từ 5kHz-20kHz. Upper Highs đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh chi tiết, sắc nét và có độ sáng.  

Upper Mids, Middles, Midrange (Âm trung cao) – Là dải tần số âm thanh nằm trong khoảng từ 2kHz-6kHz.

V

Voltage (Điện áp/hiệu điện thế) - Là đại lượng vật lý biểu thị mức năng lượng điện tại một điểm so với một điểm tham chiếu.

VRMS – Viết tắt của Root Mean Square (giá trị hiệu dụng trung bình). Nó là đại lượng biểu thị mức độ mạnh yếu của điện áp AC, tương đương với giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

W

Watt (W) – Đơn vị đo công suất âm thanh.

Wave – Đây là thuật ngữ bao hàm nhiều ý nghĩa, tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ: Wave có thể là sóng âm (là những dao động cơ học truyền trong môi trường vật chất (không khí, nước, rắn) dưới dạng sóng. Wave cũng có thể là dạng sóng âm thanh (thể hiện sự thay đổi của biên độ theo thời gian).

White Noise (Tiếng ồn trắng) – Là âm thanh có cùng mức năng lượng ở mọi tần số. Âm thanh của mưa xối xả hoặc thác nước là những ví dụ phổ biến về tiếng ồn trắng.

Woofers – Là loại loa chuyên tái tạo âm thanh tần số thấp, thường là từ 20Hz-200Hz.

X

XLR Connector – Là loại đầu nối được sử dụng rộng rãi nhất trong các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp,

Y

Y-Splitter cable – Bộ chia cáp chữ Y   

Trên đây là danh sách các thuật ngữ âm thanh thường gặp nhất. Hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trên con đường tìm hiểu và khám phá về thế giới âm thanh đầy “fascinating” này nhé.

Nhận xét bài viết
avatar
x
Đánh giá:
Tin liên quan
Top 10 xem nhiều nhất
2 Xuân Vũ Audio | Đơn vị phân phối chính hãng Moondrop tại Việt Nam
Cập nhật : 03-06-2024, 5:16 pm - Lượt xem : 2165

Xuân Vũ Audio | Đơn vị phân phối chính hãng Moondrop tại Việt Nam

4 Đánh giá tai nghe Dunu Kima Classic: Phiên bản V-Shape của Kima
Cập nhật : 11-08-2023, 4:18 pm - Lượt xem : 2126

Đánh giá tai nghe Dunu Kima Classic: Phiên bản V-Shape của Kima

12 Top 10 tai nghe giá rẻ được mua nhiều nhất 2023
Cập nhật : 28-12-2019, 4:26 pm - Lượt xem : 44783

Top 10 tai nghe giá rẻ được mua nhiều nhất 2023

13 Top 5 mẫu Bluetooth DAC/AMP bán chạy nhất 2023
Cập nhật : 04-01-2020, 5:06 pm - Lượt xem : 26203

Top 5 mẫu Bluetooth DAC/AMP bán chạy nhất 2023

14 Top 7 loa Bluetooth di động hot nhất hè 2023
Cập nhật : 29-06-2021, 2:57 pm - Lượt xem : 1760

Top 7 loa Bluetooth di động hot nhất hè 2023

19 Đánh giá tai nghe Truthear Hexa: Chất âm nhấn mạnh về phần kỹ thuật
Cập nhật : 15-02-2023, 2:35 pm - Lượt xem : 6006

Đánh giá tai nghe Truthear Hexa: Chất âm nhấn mạnh về phần kỹ thuật

20 Đánh giá tai nghe Sennheiser IE200: Khuấy đảo thị trường audio Việt Nam
Cập nhật : 11-02-2023, 3:32 pm - Lượt xem : 4659

Đánh giá tai nghe Sennheiser IE200: Khuấy đảo thị trường audio Việt Nam

 

Sản phẩm đã xem