Trong vài năm gần đây, Meze Audio đã trở nên nổi tiếng trên khắp toàn cầu và là thương hiệu đi đầu trong việc sản xuất các mẫu tai nghe cao cấp. Trong số các sản phẩm đã ra mắt thì Meze Advar là mẫu IEM tạo được nhiều tiếng vang và dấu ấn trong lòng người yêu nhạc.
Mẫu IEM Meze Advar cùng bộ phụ kiện được đóng gói gọn gàng trong một hộp bìa có thiết kế vô cùng trang nhã. Việc sử dụng tông màu đen và thêm vào các họa tiết hoa văn màu vàng đồng ở mặt trước giúp cho vẻ ngoài của chiếc hộp bìa trông đẹp mắt hơn.
Để hạn chế việc bị va đập trong quá trình vận chuyển thì cặp tai nghe Advar sẽ được đặt vào trong một tấm xốp dày và mềm. Ngay phía dưới tấm xốp là loạt phụ kiện đi kèm gồm:
Sợi dây cáp đi kèm có phần lõi dây được bện lại với nhau để gia tăng độ bền cũng như cải thiện khả năng truyền dẫn tín hiệu. Ngoài việc sử dụng chất liệu đồng mạ bạc để làm lõi dây thì Meze còn mạ vàng phần jack cắm 3.5mm và connector MMCX. Sự mềm mại và dẻo dai giúp cho sợi dây cáp ít bị gãy gập trong quá trình sử dụng.
Thật không quá lời khi nói rằng Meze Advar là một trong những mẫu IEM có thiết kế đẹp nhất trên thị trường. Với việc sử dụng hai tông màu chủ đạo là đen và vàng đồng, Advar sở hữu vẻ ngoài sang chảnh và cao cấp hơn hẳn những đối thủ khác trong cùng phân khúc.
Nhằm tạo sự bền vững và chắc chắn, phần housing của Advar được làm từ chất liệu thép không gỉ và trải qua quá trình gia công vô cùng tỉ mỉ và chính xác. Nhằm tăng độ tương phản cho phần bề mặt của housing, đội ngũ thiết kế của Meze đã mạ thêm một lớp Crom đen bóng. Để tăng thêm điểm nhấn cho mẫu IEM, một số chi tiết như phần ống dẫn âm, mặt faceplate và phần connector sẽ có màu vàng đồng tinh tế.
Nhờ có thiết kế tròn trịa mà Meze Advar dễ dàng nằm gọn trong tai của người nghe. Việc lựa chọn eartips phù hợp sẽ tăng thêm sự thoải mái và êm ái khi đeo tai nghe. Tuy nhiên, với phần ống dẫn âm không quá dài, khả năng cách âm trên Advar chỉ ở mức khá.
Mỗi bên tai của Meze Advar được trang bị cụm driver dynamic có đường kính 10.2mm. Về mặt thông số, Advar có dải tần đáp ứng trải rộng từ tần số 10Hz – 30kHz, độ nhạy tối đa là 111dB, chỉ số méo hài tổng nhỏ hơn 1% và trở kháng hoạt động ở ngưỡng 31Ohm.
Meze Advar sở hữu chất âm mang thiên hướng W-Shape với điểm nhấn nằm ở phần upper mid và dải treble. Khả năng chuyển đổi liền mạch từ phần low mid đến phần upper mid trên Advar hẳn sẽ khiến nhiều người gợi nhớ đến Meze Audio 99 Classics. Và ta có thể ví von Advar như một phiên bản IEM của chiếc tai nghe này.
Dải bass được Advar thể hiện một cách tự nhiên và thoải mái. Không chỉ có đủ tiếng vang, độ phân giải tốt, tốc độ đáp ứng nhanh, dải bass trên Advar còn được kiểm soát một cách chặt chẽ để không quá lấn át sang dải mid. Ngoài sự cân bằng tuyệt vời giữa phần midbass và subbass thì quá trình chuyển đổi từ âm bass sang âm mid được thực hiện một cách mượt mà, uyển chuyển. Rất khó có thể tìm kiếm được một nhược điểm nhỏ nào trong phần trình diễn dải bass của Advar.
Dải mid trên Advar mang lại cảm giác mượt mà, trong trẻo, chi tiết và relax. Với độ phân giải cao, từng chi tiết nhỏ trong bản nhạc đều được khai thác một cách triệt để. Trong khi đó, việc mở rộng, tăng độ chi tiết và độ tách bạch cho dải treble giúp người nghe cảm nhận rõ ràng được âm thanh của từng loại nhạc cụ. Cả dải mid và dải treble đều có phần âm sắc tương tự nhau nên tạo được sự đồng nhất trong chất âm tổng thể.
Để có những trải nghiệm nghe nhạc tuyệt nhất thì audiophile có thể sử dụng Meze Advar cùng với mẫu dongle DAC/AMP Colorfly M1, bộ giải mã Massdrop X Grace Design SDAC hoặc máy nghe nhạc Sony Walkman WM1A. Khi phối ghép cùng Colorfly M1, âm thanh trên Advar sẽ có độ phân giải cao hơn và tạo thêm một chút lấp lánh cho dải âm treble. Trong khi đó, bộ giải mã Massdrop X Grace Design SDAC sẽ làm tôn lên sự ấm áp trong chất âm của Advar. Nếu bạn yêu thích chất âm W-Shape, hãy kết nối Advar với chiếc máy nghe nhạc Sony WM1A.
Xét về mặt lý thuyết thì hai mẫu IEM đều có chung dải tần đáp ứng nhưng Moondrop Variations lại dễ tìm đồ phối ghép hơn do sở hữu độ nhạy cao hơn và trở kháng thấp hơn khá nhiều. Gặp khá nhiều cản trở trong việc lựa chọn đồ phối ghép nhưng nếu được bắt cặp với người bạn diễn phù hợp thì Meze Advar sẽ mang tới nhiều trải nghiệm nghe nhạc thú vị và hấp dẫn hơn Variations.
Trải nghiệm thực tế cho thấy Variations là một mẫu IEM có chất âm V-Shape với dải bass được đánh khá sâu và có tốc độ phản hồi rất tốt. Với việc Variations được trang bị cụm driver tĩnh điện Sonion, dải treble sẽ có độ động cao, khả năng chuyển tiếp nhanh và độ chi tiết thì cực kỳ ấn tượng.
Những điều mà Variations làm được thì Advar còn làm tuyệt vời hơn thế. Một điểm khiến cho Advar trở thành sự lựa chọn tốt hơn đó là dải mid nghe dày dặn và ấm áp hơn. Sự ấm áp này khiến cho phần trình diễn vocal trên Advar trở nên quyến rũ và giàu nhạc tính hơn. Cả hai đều có khả năng tách lớp chi tiết và rõ ràng nhưng phần âm hình trên Variations có độ chân thực tốt hơn một chút do được trang bị cụm driver tribrid.
Về mặt thiết kế, chiếc tai nghe của Meze sở hữu ngoại hình “sang” và bắt mắt hơn hẳn do có phần housing bóng bẩy hơn và được phối màu đẹp hơn. Advar có phần housing làm từ thép nên sở hữu độ bền bỉ tốt hơn so với phần housing nhựa của Variations. Sợi dây cáp SPC của Advar cũng có độ hoàn thiện tốt hơn một chút. Nhìn chung, nếu bạn muốn sở hữu một mẫu IEM vừa có chất âm hay vừa có thiết kế đẹp thì Meze Advar sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Với độ nhạy chỉ 90dB cùng trở kháng 32Ohm, nguồn phát phải có hiệu suất rất mạnh thì mới có thể phát huy hết khả năng của P2 Plus. Mặc dù cũng là một mẫu IEM khó tính nhưng rõ ràng Meze Advar không quá khắt khe trong việc lựa chọn thiết bị phối ghép như P2 Plus.
Cả hai mẫu IEM đều có thiết kế rất đẹp do phần housing đều được làm từ kim loại. Tuy nhiên, bề mặt housing của P2 Plus dễ bám dấu vân tay và dễ bị trầy xước hơn. Ngoài ra, lớp vỏ của Advar được hoàn thiện tốt hơn nên tạo cảm giác cao cấp hơn một chút. Do sử dụng connector QDC 2pin nên việc thay thế hoặc nâng cấp phần dây cáp cho P2 Plus sẽ không được thuận tiện như trên Advar (sử dụng connector MMCX). Một điểm mà người dùng nên lưu tâm đó là trải nghiệm đeo. Advar mang tới cảm giác đeo thoải mái, vừa vặn và chắc chắn hơn nên người dùng có thể vừa di chuyển vừa thưởng thức âm nhạc.
Chuyển sang phần chất âm. Advar sở hữu dải bass năng động và mạnh mẽ hơn, khả năng chuyển tiếp cũng tốt hơn P2 Plus và không chồng lấn sang dải mid. Mặc dù là một mẫu IEM có độ phân giải cao, đặc biệt là ở dải treble nhưng âm treb của P2 Plus lại chưa có được độ mở và khả năng hiện diện tốt như Advar. Phần âm trường trên Advar có độ sâu cùng độ mở tốt hơn, phần âm hình cũng sinh động hơn nên khả năng dàn dựng sân khấu âm thanh có tính chân thực cao hơn.
Có thể xem Meze Advar như là một sản phẩm đánh dấu cho sự phát triển của Meze Audio trong lĩnh vực sản xuất tai nghe IEM chất lượng. Nhờ có vẻ ngoài tinh tế cùng chất âm tạo được sự thiện cảm với mọi audiophile, Advar trở thành một trong những mẫu IEM có sức hút nhất trên thị trường âm thanh.
[Products:4472]
Nguồn: headfonics, headfonia