Sau hàng loạt những sản phẩm đình đám như Darling, Oxygen, Hana, New Hana, … thì Tanchjim tiếp tục cho ra mắt thị trường một mẫu IEM mới, nó có tên là Tanchjim Prism. Được định hướng là sản phẩm đầu bảng nên Prism được đội ngũ sản xuất của Tanchjim chăm sóc rất kỹ lưỡng từ khâu thiết kế bên ngoài, tinh chỉnh chất âm cho đến phần đóng gói bao bì và phụ kiện.
Là sản phẩm đầu bảng của Tanchjim nên Tanchjim Prism được đóng gói cực kỳ cẩn thận và chỉn chu tới từng chi tiết dù là nhỏ nhất. So với những mẫu IEM khác thì Prism có phần hộp bìa sở hữu kích thước lớn hơn hẳn. Như thường lệ, tông màu chủ đạo của chiếc hộp bìa sẽ là màu trắng. Mặt trước ngoài logo và tên sản phẩm thì còn có hình ảnh phóng đại của Prism. Nhờ chi tiết này mà người dùng sẽ có những cái nhìn tổng quát nhất về chiếc IEM đầu bảng của Tanchjim. Như thường lệ thì mặt sau của hộp bìa sẽ có thông số kỹ thuật chi tiết, đồ thị tần số âm thanh và những thông tin bên lề về Prism.
Phía bên trong hộp ngoài cặp tai nghe Tanchjim Prism thì người dùng còn được nhận thêm bộ phụ kiện rất đa dạng gồm:
Không chỉ riêng chiếc tai nghe mà bộ phụ kiện đi kèm cũng được đóng gói và sắp xếp rất ngăn nắp. Điền này đủ để cho ta thấy sự cầu kỳ trong khâu đóng gói của Prism. Trong số các phụ kiện này thì sợi dây cáp là có thiết kế nổi bật hơn cả. Phần lõi dây bên trong của sợi cáp được làm bằng đồng tinh thể và mạ bạc để tăng độ chính xác và nhạy bén khi truyền dẫn tín hiệu. Lớp vỏ dây có dạng trong suốt càng làm tăng thêm sự nổi bật của sợi cáp. Phần jack cắm 3.5mm cũng như các đầu connector 2-pin 0.78mm được thiết kế rất chắc chắn và nếu bạn để ý kỹ thì ở phần jack cắm sẽ có một viên pha lê nhỏ trông rất đẹp mắt.
Chiếc hộp đựng đi kèm cũng có kiểu dáng và vẻ ngoài rất xịn sò. Ngoài việc trang bị khóa kéo thì bên trong hộp đựng sẽ được phân chia thành nhiều ngăn nên người dùng có thể đựng cùng lúc cả tai nghe, dây cáp và eartips.
Tanchjim Prism là mẫu tai nghe in-ear tầm giá 5 triệu nên nó được chế tạo hoàn toàn thủ công nên từng đường nét có độ chính xác và chi tiết rất cao. Phần housing làm bằng thép không gỉ và riêng mặt faceplate sẽ được ốp thêm mặt kính sapphire cao cấp. Được biết, mặt kính sapphire được gia công từ những người thợ lành nghề và giàu kinh nghiệm. Việc đánh bóng toàn bộ bề mặt phần housing giúp cho Prirm trở nên bóng bẩy và sang trọng hơn.
Tuy làm bằng thép nhưng chiếc tai nghe có trọng lượng khá nhẹ và không hề mang lại cảm giác nặng nề cho đôi tai của người sử dụng.
So với Oxygen thì Tanchjim Prism đem tới trải nghiệm đeo vừa vặn và thoải mái hơn. Khả năng cách âm cũng khá tốt khi người dùng có thể thoải mái thưởng nhạc ở những nơi ồn ào như ngoài quán café hay ở ga tàu.
Cụm driver hybrid bên trong Tanchjim Prism là sự kết hợp giữa driver dynamic DMT4 có màng loa làm từ carbon nanotube và cặp driver Balanced Armature do Sonion sản xuất. Với buồng âm có khả năng triệt tiêu rung nhiễu tốt cùng việc sử dụng nguyên lý cộng hưởng Helmholtz, âm thanh sẽ được tái tạo một cách tự nhiên và tinh tế hơn. Để hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn từ môi trường bên ngoài thì ống dẫn âm sẽ được tích hợp các bộ lọc SAATI của Ý.
Với việc tinh chỉnh đồ thị tần số âm thanh dựa trên đường cong Harman Target, Tanchjim Prism có dải treble và phần low mid được thể hiện một cách trung tính, có sự hiện diện tốt cùng độ mở rộng rãi. Một điểm mà bất kỳ ai cũng ngạc nhiên khi trải nghiệm Prism đó là phần âm trường quá sâu rộng. Đi cùng với đó là phần âm hình có độ sống động và chân thực cao, khả năng phân tách cũng rất chi tiết và rõ ràng. Chính những điều này đã góp phần không nhỏ trong việc mang tới những giây phút nghe nhạc thú vị cho audiophile.
So với Kato và S8 của Moondrop thì Prism có dải bass nghe rất chắc chắn, khỏe khoắn và giàu uy lực. Dải bass không chỉ có sự hiện diện tốt và độ rõ ràng cao mà phần lượng còn vô cùng dồi dào. Về phần dải mid thì đây là dải âm có độ tuyến tính cao, nghe sạch sẽ, rõ ràng và chi tiết. Prism dễ dàng làm nổi bật các sắc thái nhỏ nhất của phần vocal cũng như âm thanh của dàn nhạc cụ. Phần upper mid được nhấn nhá tốt nên âm thanh của từng loại nhạc cụ sẽ trở nên sắc nét hơn. Để phù hợp với những bản nhạc acoustic và hòa tấu thì thì dải treble trên Prism được tinh chỉnh theo hướng thiên sáng, có độ mở rộng tốt và được kiểm soát chặt chẽ để không gây ra tình trạng gắt tiếng hay sibilance.
Tanchjim Oxygen chỉ sở hữu duy nhất 1 driver dynamic, trong khi đó, ngoài driver dynamic thì Tanchjim Prism còn được bổ sung thêm 2 driver Balanced Armature. Phần subbass của Prism giàu nội lực lơn, có độ phân tách tốt hơn cùng độ chi tiết cao hơn. Không chỉ phần subbass mà ngay cả phần upper mid trên Prism cũng có sự hiện diện tốt hơn. Còn Oxygen thì sở hữu dải treble nghe sáng rõ hơn một chút. Mặc dù cả hai đều có phần âm hình xuất sắc nhưng phần âm trường của Prism lại mang tới cảm giác thoáng đãng, rộng mở hơn.
Cũng được trang bị cụm driver hybrid nhưng tai nghe Moondrop Blessing 2 lại sở hữu tới 4 driver Balanced Armature (nhiều hơn Prism 2 driver). Tuy nhiên, Prism với độ nhạy lớn hơn nên có dải bass mạnh mẽ và khỏe khoắn hơn. Cả hai đều có phần low mid tương tự nhau nhưng khi tới phần upper mid thì Prism lại được nhấn mạnh hơn một chút. Phần low treble của Blessing 2 có độ sáng rõ tốt hơn còn Prism lại gây ấn tượng ở sự hiện diện và rộng mở được duy trì tốt ở phần mid treble và upper treble. Phần vocal không có quá nhiều điều để bàn tới nhưng khi sang phần âm thanh của dàn nhạc cụ thì Prism đem tợi sự rõ ràng và sắc nét tốt hơn, độ phân giải cũng chi tiết hơn. Ngoài phần âm hình sống động hơn thì chiếc IEM của Tanchjim còn sở hữu phần âm trường sâu rộng hơn rất nhiều.
Mặc dù chất âm của cả hai mẫu IEM đều được tinh chỉnh theo đường cong Harman Target nhưng Moondrop S8 lại có âm sắc ấm hơn một chút còn Prism lại sáng hơn, sạch hơn và đem tới trải nghiệm nghe nhạc thú vị hơn. Không chỉ dừng lại ở đó, sân khấu âm thanh do Prism có phần âm trường rộng rãi hơn cùng phân âm hình trung thực hơn và khả năng phân tách cũng chi tiết hơn. Dải bass trên Prism nghe đã hơn hẳn S8 khi những cú đập bass nghe chắc tiếng và sống động hơn hẳn. Phần low mid khá tương đồng nhau nhưng phần upper mid của Prism lại có điểm nhấn tốt hơn ở khoảng tần 4kHz – 5kHz. Và điều này phần nào khiến cho âm thanh của Prism trở nên sắc nét hơn một chút.
Nếu Oxygen chưa mang lại sự thỏa mãn cho bạn khi thưởng thức âm nhạc thì hãy chuyển qua việc trải nghiệm những bản nhạc yêu thích qua Tanchjim Prism – mẫu IEM đầu bảng của thương hiệu Tanchjim.
[Products:3760]
Nguồn: head-fi