Trong những năm gần đây, âm thanh không dây đang trở thành xu hướng mới của thế giới do sự tiện lợi mà nó mang lại. Xu hướng bỏ jack âm thanh 3.5mm tiêu chuẩn trên các mẫu smartphone cũng đang góp phần không nhỏ trong sự phát triển của công nghệ này. Với những phiên bản Bluetooth mới nhất hiện giờ, khả năng kết nối của những sản phẩm âm thanh không dây đang có độ ổn định rất cao, ngày càng tiệm cận với những mẫu tai nghe có dây, vì vậy các nhà sản xuất hiện giờ đã & đang chú trọng hơn vào chất lượng âm thanh truyền tải. Để làm được điều đó, những sản phẩm âm thanh không dây phải có những codec đặc biệt nhằm nén những file âm thanh lại để truyền tải không dây từ nguồn phát tới thiết bị âm thanh, sau đó thực hiện quá trình giải nén ở thiết bị đó.
Mỗi 1 codec khác nhau sẽ có khả năng nén, tốc độ truyền tải dữ liệu khác nhau, từ đó chất lượng âm thanh ở đầu ra cũng sẽ khác. Chi tiết thế nào, hãy cùng theo dõi bài so sánh chi tiết dưới đây.
Codec này do Bluetooth Special Interest Group (SIG), tổ chức chịu trách nhiệm phát triển công nghệ Bluetooth sáng chế dành riêng cho A2DP (Advanced Audio Distribution Profile), 1 profile mà bất kể chiếc tai nghe Bluetooth nào cũng phải dùng để có thể kết nối với nguồn phát không dây, vì vậy, đây là 1 codec bắt buộc phải có. Thiết bị âm thanh không dây của bạn dù có hỗ trợ những codec khác cao cấp & xịn sò hơn thì cũng phải hỗ trợ SBC thì mới có thể hoạt động được.
Đây là codec đầu tiên xuất hiện, thế nên chắc chắn nó sẽ không phải là codec tốt nhất. SBC chỉ có khả năng truyền tải nhạc với bitrate tối đa là 328 kbps.
Đây là sản phẩm chung tay của AT&T Bell Labolatories, Fraunhofer Institute, Dolby Laboratories, Sony Corporation & Nokia. Công nghệ này được công bố rộng rãi ra quốc tế bởi Moving Pictures Experts Group (MPEG) vào tháng 4 năm 1997. Ngoài việc là 1 codec âm thanh Bluetooth, AAC cũng được coi là format âm thanh tiêu chuẩn trên YouTube, các sản phẩm của Apple như iPhone, iPod, iPad, iTunes, Sony Playstation 3,...
AAC cũng chỉ có tốc độ truyền tải tối đa với bitrate là 250kbps, phù hợp truyền tải những file .mp3 cỡ vừa hay truyền tải âm thanh của các video online trên YouTube, âm thanh trong các tựa game trên các thiết bị như Sony Playstation,...
Ít ai biết được rằng chuẩn aptX đã được ra mắt từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, thường được dùng bởi các studio phim hoặc đài phát thanh radio trong thời gian đầu mới ra mắt. Codec này sau đó được Cambridge Silicon Radio (CSR) mua lại , cuối cùng được Qualcomm mua lại vào 8/2015. Hiện nay, aptX đã được phổ cập cùng với kết nối không dây Bluetooth & xuất hiện trên nhiều thiết bị công nghệ phổ thông như máy tính, smartphone,…
aptX được tuyên bố là có khả năng truyền nhạc với chất lượng tương đương CD (tối đa 16-bit/44.1kHz. Tuy nhiên, nó chỉ là tương đương chứ chưa đạt được chất lượng CD bởi trong quá trình mã hóa, aptX vẫn nén nhạc với tỉ lệ nén là 4:1 và bitrate là 352kbps.
Trong khi đó, aptX HD công nghệ do Qualcomm phát triển, là phiên bản nâng cấp của aptX. Công nghệ này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nghe nhạc chất lượng cao không dây trong thời gian gần đây, hỗ trợ âm thanh chất lượng tối đa lên tới 24-bit/192kHz. Tỉ lệ nén vẫn tương tự aptX là 4:1 nhưng bitrate đã được nâng lên 576kbps. Theo tuyên bố của Qualcomm, aptX HD sẽ cho trải nghiệm âm thanh “tốt hơn CD”.
Đây là 1 công nghệ âm thanh cao cấp & thường chỉ được trang bị trên những mẫu tai nghe, máy nghe nhạc, dàn âm thanh chuyên nghiệp hay gần đây là 1 số mẫu smartphone cao cấp.
Tất nhiên, để có thể tận dụng được công nghệ này, cả nguồn phát (smartphone, máy nghe nhạc,…) & nguồn thu âm thanh (tai nghe, loa,…) đều phải hỗ trợ.
Đây là 1 công nghệ truyền dẫn không dây cao cấp được tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản là Sony sáng chế. Chuẩn LDAC hoạt động trên 3 cấp độ khác nhau: 330kbps, 660kbps và 990kbps. Có thể thấy rằng, với bitrate tối đa truyền tải được lên tới 990kbps, LDAC vượt trội hơn rất nhiều so với các codec khác & so với đối thủ aptX HD. Thậm chí, theo tuyên bố của Sony, LDAC còn có thể truyền tải được âm thanh Hi-Res Audio chuẩn 24bit/96kHz với bitrate xấp xỉ 4.5Mbps bằng phương pháp truyền tải đặc biệt mà không hề bị suy giảm chất lượng.
“Codec LDAC sẽ có hiệu năng nén data hữu hiệu hơn so với SBC và aptX khoảng 3 lần, từ đó tốc độ truyền tải cũng gia tăng. Tuy thế, LDAC vẫn chỉ là một codec bluetooth nên nó vẫn là kiểu truyền tải dữ liệu dạng nén.” - Đây là câu trả lời của Sony về khả năng truyền tải dữ liệu của LDAC. Có nghĩa là, với 1 phương pháp nén đặc biệt, LDAC có thể nén & truyền tải âm thanh 24-bit/96kHz trên tốc độ truyền tải bitrate là 990kbps. Thật sự, với những gì LDAC làm được, công nghệ này đã đưa Sony vươn lên dẫn đầu trong cuộc đua về âm thanh không dây.
Đây là 1 công nghệ độc quyền của Sony, vì vậy độ phổ biến của nó không được như aptX HD. Công nghệ này thường có mặt trên những sản phẩm âm thanh cao cấp của Sony, đồng thời xuất hiện tương đối hiếm trên 1 số sản phẩm âm thanh cao cấp của các hãng khác như Shanling M0, Shanling M5s, Earstudio ES100, cũng như trên 1 số mẫu smartphone cao cấp.
Tương tự aptX & aptX HD, muốn tận dụng được công nghệ LDAC này thì cả nguồn phát & nguồn thu âm thanh đều phải hỗ trợ.
Tổng kết:
Với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ truyền dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu nghe nhạc không dây đang rộ lên mạnh mẽ trong thời gian gần đây, LDAC & aptX HD đã & đang trở thành chuẩn mực trên các thiết bị di động nhờ khả năng mang lại âm thanh chất lượng tiệm cận với phương thức truyền tải âm thanh có dây. Cuộc đua này chắc chắn vẫn chưa dừng lại khi thời gian gần đây đã có những tên tuổi lớn khác tham gia mà đỉnh điểm là “liên minh” HWA do Huawei sáng lập cùng công nghệ LHDC. Xuân Vũ Audio sẽ cùng các bạn theo dõi & cập nhật những tin tức mới nhất.
Nguồn : tintucaudio.com