OBJECTIVEDAC FEATURES
ODAC nhận tín hiệu digital thông qua USB và cung cấp cho amplifier những chất analog sạch sẽ nhất.
NwAvGuy - "cha đẻ" của ODAC có thể tự hào vì những gì mà chiếc DAC này mang lại cho người dùng vượt xa số tiền mà họ bỏ ra để sở hữu nó, nhất là khi so sánh với những thiết bị có giá đắt hơn vài lần.
Đối với cộng đồng người chơi âm thanh, cái tên NwAvGuy đã trở thành huyền thoại với 2 sẩn phẩm để đời: bộ tăng âm tai nghe (AMP) Objective 2 và bộ DAC (đầu chuyển tín hiệu số sang analog) ObjectiveDAC. Những bí ẩn xoay quanh NwAvGuy vẫn là một ẩn số khi anh đã đột ngột lùi về hậu trường 2 năm về trước. Giờ đây thiết kế ODAC và O2 của anh dưới bàn tay chế tạo của thương hiệu JDS Labs rất được ưa chuộng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Mục tiêu ban đầu của NwAvGuy là thiết kế ra một bộ chuyển đổi tín hiệu DAC với giá thành rẻ nhưng có khả năng xử lý không hề thua kém chiếc DAC1 nổi tiếng về sự cân bằng, chi tiết và cũng rất đắt tiền của hãng Benchmark. Một mình ODAC là chưa đủ sức mạnh, NwAvGuy tiếp tục thiết kế một chiếc amplifier O2 để cặp với chiếc DAC này và kết quả thật sự rất ấn tượng, bộ đôi DAC/Amp có giá khoảng 300USD này đã thực sự vươn tới tầm của DAC1 (giá 1,600 USD).
Hiện tại trên tay mình là chiếc JDS Labs ODAC, Standard Output (3,5 mm). Ngoài phiên bản này thì ODAC còn có RAC Output với giá cao hơn 20 USD.
JDS LABS ODAC được thiết kế từ nhôm nguyên khối, tinh tế, chắc chắn và rất nhẹ
ODAC được trang bị DAC chip ESS Sabre ES9023 nổi tiếng trong các đầu bluray và DAC cao cấp cũng như USB receiver Tenor TE7022LE một trong những USB receiver tốt nhất hiện nay hỗ trợ định dạng nhạc 24 bit/96 khz.
Pair cùng Darkvoice SE336
ODAC và O2 vốn được NwAvGuy thiết kế với 2 bo mạch khác nhau nhưng khi đưa vào sản xuất hãng JDS Labs đã tạo ra một bộ vỏ có khả năng chứa đồng thời cả 2 bo mạch để sản phẩm gọn gàng hơn. Tuy nhiên, người dùng vẫn có khả năng sử dụng riêng ODAC rồi xuất ra amplifier cao cấp hơn, hoặc sử dụng amplifier O2 với 1 soundcard khác.
Để thử nghiệm khả năng xử lý của ODAC, mình đã thử cắm chay nó cùng với 2 chiếc tai nghe có trở kháng cao là earbud YUIN PK1 và Senheiser HD600, sau đấy là phối ghép với chiếc deskamp Darkvoice SE336. Việc set up cũng cực kì đơn giản khi ODAC là thiết bị plug&play, người dùng không cần phải cài thêm driver như một số DAC/AMP khác.
ODAC + Darkvoice 336 + HD600
Cảm nhận đầu tiên là âm trường (soundstage) cực kì rộng rãi và thoáng đãng, tái tạo không gian 3D rất tốt, tách lớp nhạc cụ rõ ràng và âm thanh cực sạch không tì vết, không noise. Thật sự khả năng xử lý của "hộp diêm" này khiến mình bất ngờ khi nó thể hiện lại tất cả những âm thanh được thu vào bài hát. Có một số lỗi nhỏ của các bản thu âm trước đây mình không thể nhận ra, nhưng khi qua ODAC đã tái hiện hoàn toàn, rất cụ thể và chi tiết.
Khi cặp ODAC với Darkvoice 336SE để kéo một chiếc tai nghe khá khó tính: Sennheiser HD600 thì kết quả làm mình cảm thấy hoàn toàn hài lòng. Có thể nói combo này đã phô diễn được tất cả sức mạnh cũng như khả năng tái tạo âm thanh tuyệt vời của HD600. Dải bass gọn, tròn, uy lực, đánh sâu và kiểm soát tốc độ cực tốt, mid mượt mà, chi tiết còn treble căng nảy. Một điểm không thể bỏ qua là sự ấn tượng của soundstage rộng rãi, âm hình và background sạch sẽ, không noise.
Với mức giá tham khảo 3,700,000 VND tại cửa hàng Xuân Vũ Audio, JDS LABS ODAC thật sự là một chiếc DAC xứng đáng đến từng xu. NwAvGuy - "cha đẻ" của ODAC có thể tự hào vì những gì mà chiếc DAC này mang lại cho người dùng vượt xa số tiền mà họ bỏ ra để sở hữu nó, nhất là khi so sánh với những thiết bị có giá đắt hơn vài lần.