Final E3000 vs Meze 12 Classics : Chọn Á hay Âu ?

Cập nhật : 07-04-2019, 4:16 pm - Lượt xem : 5201

 

Trong tầm giá dưới 2 triệu đồng, bạn đang cần tìm một chiếc tai nghe cho mình nhưng bạn lại bị dị ứng với những cái tên đến từ Trung Quốc. Phải làm sao đây ?

 

Để mình gợi ý cho bạn hai mẫu tai nghe sáng giá được nhiều người lựa chọn nhất trong tầm giá này ở Xuân Vũ Audio mà không đến từ nước láng giềng nhé. Đó chính là Meze 12 ClassicsFinal E3000. Không chỉ được đánh giá cao ở Xuân Vũ Audio, hai mẫu tai nghe này cũng được đánh giá rất cao trên các diễn đàn âm thanh quốc tế nữa đó. Cùng tìm hiểu so sánh những điểm nổi bật của 2 chiếc tai nghe này và xem đâu sẽ là chiếc tai nghe phù hợp với bạn.

 

 

 

 

Final E3000

Meze 12 Classics

Thương hiệu

Nhật Bản

Romania

Năm ra mắt

2017

2016

Chất liệu housing

Thép không gỉ

Gỗ Walnut

Micro đi kèm

Không

Cấu hình xuất âm

Driver Dynamic siêu nhạy 6.4mm

Driver Dynamic 8mm màng phủ titan

Giá tham khảo

1.850.000 1.650.000 (giá KM)

1.819.000 1.650.000 (giá KM)

 

Một chút thông tin về nhà sản xuất của hai sản phẩm này.

Chiếc Final E3000 được thiết kế bởi các kỹ sư của công ty S’NEXT trụ sở đặt tại 3-12-7 Kitakase, Saiwai-ku, Kawasaki-shi, Kanagawa 212-0057, Nhật Bản.

 

 

Final Audio có bề dày lịch sử lâu đời trong ngành âm thanh từ những thập niên 70 của thế kỷ trước. Nhưng hãng chính thức đặt chân vào thị trường sản xuất tai nghe bắt đầu từ năm 2007. Final Audio đã nhanh chóng gây dựng được tiếng vang chiếm được lòng tin của các Audiophile trên toàn thế giới khi cho ra mắt những sản phẩm hi-end đẳng cấp như chiếc SONOROUS có giá lên tới 8.000 đô.

Nhận thấy rằng tiềm năng của thị trường tai nghe phổ thông là rất lớn nên hãng đã quyết định nghiên cứu chế tạo những mẫu tai nghe có giá dễ tiếp cận nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chí chất lượng âm thanh thật tốt để không làm ảnh hưởng đến danh tiếng của hãng.

 

Meze 12 Classics cách xa nửa vòng trái đất so với Final E3000 ấy vậy mà câu chuyện ra đời của 2 chiếc tai nghe này lại có khá nhiều điểm tương đồng.

 

 

Tuy rằng Meze là một công ty có xuất phát điểm muộn hơn, thành lập vào 2009 tại Baia Mare, Romania nhưng những gì mà Meze theo đuổi cũng giống như cách mà công ty Nhật Bản kia đang làm. Theo đuổi âm thanh hi-end, chế tạo và sản xuất những tai nghe có chất âm tuyệt vời làm say đắm giới audiophile toàn thế giới. Tiêu biểu là các sản phẩm như Meze Empyrean hay Meze Penta RAI có giá lên tới 3.000 đô. Hãng cũng không quên thị trường giá rẻ khi cho ra mắt Meze 11 Neo và Meze 12 Classics với thiết kế cổ điển của Châu Âu và chất âm quyến rũ.

 

THIẾT KẾ

Đặt Final E3000 cạnh bên Meze 12 Classics ta thấy được sự tương phản giữa ngôn ngữ thiết kế hiện đại khỏe khoắn và một bên là sự lịch lãm cổ điển.

 

 

Housing của Final E3000 có thiết kế dạng như một viên đạn nhỏ, sáng bóng và cứng cáp của chất liệu thép không gỉ. Đường kính rất nhỏ chỉ vỏn vẹn khoảng 7mm cho phép housing của tai nghe đi sâu và bên trong lỗ tai của người đeo.

 

 

Thiết kế này nhìn có vẻ rất đơn giản nhưng lại khá đặc biệt. Final E3000 gần như có khả năng bám vào tai của bất cứ người chủ sở hữu nào không cần quan tâm đến lỗ tai của người đó có khác lạ đến đâu.

 

final e3000 trên tai

 

Và để làm được điều này, Final Audio cũng đã phải nghiên cứu chế tạo ra một loại driver dynamic siêu nhỏ, đường kính chỉ 6,4mm dành riêng cho series E3000.

 

Housing của Meze 12 Classics có thiết kế kết hợp giữa chất liệu gỗ Walnut tự nhiên và kim loại tạo nên cái vẻ sexy rất Châu Âu.

 

meze 12 classics đẹp tinh tế

 

Lựa chọn vật liệu housing không chỉ để tôn nên vẻ đẹp và nó còn ảnh hưởng đến chất âm của chiếc tai nghe do đây cũng chính là buồng cộng hưởng âm.

 

meze 12 classics thiết kế từ gỗ walnut

 

Các bạn hình dung với một chiếc loa thì chất liệu vỏ loa ảnh hưởng không nhỏ đến chất âm tổng thể của đôi loa đó. Thường thì gỗ tự nhiên sẽ cho ra âm thanh mộc mạc dễ chịu. Meze 12 Classics được trang bị 1 driver đường kính 8mm. Driver dynamic toàn dải này được phủ lớp mạ titan ở trên giúp tái tạo các dao động tần số cao chi tiết và chính xác hơn.

 

Ở phần dây dẫn, mỗi chiếc đều có những ưu và nhược điểm của riêng mình.

Dây dẫn trên Final E3000 khá mảnh khảnh. Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng Final thật keo kiệt khi gắn trên Final E3000 phần dây dẫn mong manh đến vậy. Sự thật thì phần dây này đều được các nhà sản xuất tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định sản xuất hàng loạt.

 

 

Dây của Final tuy có nhỏ nhưng nó vẫn được hoàn thiện tốt. Bên trong có lõi chống đứt để đảm bảo dây sẽ không bị đứt trong quá trình sử dụng. Dây mảnh và mềm giúp triệt tiêu gần như hoàn toàn hiện tượng microphonic ( hiện tượng lạo xạo, bụp bụp khó chịu khi dây cọ vào quần áo hay gặp trên tai in-ear ) nhất là khi Final E3000 được thiết kế để nhét sâu vào trong ống tai.

 

 

Phần giắc cũng được làm dạng chữ L để chống đứt ngầm và được mạ vàng để tăng khả năng tiếp xúc và độ ổn định tín hiệu vào. Điểm đáng tiếc trên Final E3000 đó là không có micro tích hợp.

 

Meze 12 Classics được Meze trang bị dây dẫn khá chắc chắn và dày dặn. Màu dây đồng bộ với màu của housing nên nhìn rất nịnh mắt. Dây sử dụng đồng OFC độ tinh khiết cao lên tới 7N cho khả năng truyền dẫn tín hiệu rất tốt. Vỏ ngoài còn được bọc một lớp chống nhiễu bằng kim loại.

 

meze 12 classics dây dẫn chắc chắn

 

Điểm cộng trên Meze 12 Classics khi so với Final E3000 đó là micro tích hợp trên dây cho khả năng đàm thoại rảnh tay và nút nhận cuộc gọi cũng như chuyển bài khá tiện lợi. Toàn bộ phần jack cắm, đoạn chia ngã ba và cụm điều khiển đều được hoàn thiện từ kim loại làm tăng độ tin tưởng lên đáng kể cho phần dây của Meze 12 Classics.

 

Riêng đối với Final E3000, chiếc tai nghe này có thêm một điểm cộng ở phần ear-tips đi kèm. Đó là eartips type-E độc quyền của Final Audio.

 

 

Đây là loại tips có cơ chế xoay đặc biệt gần giống tips của Spinfit giúp tăng độ fit cũng như dẫn âm tốt hơn hẳn tips thông thường. Loại tips này cũng được lựa chọn để trang bị trên các sản phẩm hi-end có giá vài nghìn đô của Campfire Audio.

 

CHẤT ÂM

Ngay từ thiết kế về ngoại hình, ta cũng đã có thể phần nào hình dung ra cá tính riêng biệt của mỗi chiếc tai nghe. Final E3000 sẽ có hơi hướng hiện đại, trẻ trung và năng động trong khi đó Meze 12 Classics sẽ chậm rãi và lịch sự hơn. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng khía cạnh trong âm thanh của 2 chiếc tai nghe này.

 

 

Final E3000

Meze 12 Classics

Âm bass

Bass tròn trịa và nảy, có body rõ ràng. Lượng bass chắc chắn nhỉnh hơn khi so sánh với Meze 12 Classics. Sub-bass xuống tới nhưng nổi bật nhất là mid-bass. Upper-bass cũng khá ổn. Bass kiểm soát khá nhưng tốc độ thì chưa thực sự tốt. Tựu chung lại thì Bass của Final E3000 nghe rất fun, vui tai hợp với đa số các thể loại nhạc không yêu cầu phản hồi bass quá nhanh.

Bass có lượng trung bình. Sub-bass xuống được nhưng không quá sâu. Bass kiểm soát tốt, tốc độ khá. Ở những bản có bass nhanh, bass vẫn tách được lớp tương đối. Nói một cách tổng quan thì Meze 12 Classics có chất bass tốt, pha trộn giữa yếu tố ấm áp cần có và độ mượt mà vừa phải, tốc độ và kiểm soát. Chống chỉ định dành cho các basshead, nghe EDM.

Âm mid

Mượt. Không khô cứng, không nốt quá trầm, không quá cao. Nói một cách khác thì dải âm này rất cân bằng. Tuy nhiên ở upper mid do bị làm mượt quá nên đôi lúc sẽ không thấy được sự thánh thót cần thiết. Vocal khá dày dặn, đây là một điểm mà mình thấy khá ưng trên Final E3000 khi mà driver đường kính nhỏ thường không làm tốt điều này. Chất âm này sẽ phù hợp với giọng nam hơn giọng nữ. Với các nhạc cụ thì Final E3000 sẽ hơi thiếu các tiểu tiết và tách lớp chưa xuất sắc. Tóm lại thì đây vẫn là một chất mid rất nịnh tai và dễ nghe với đa phần các thể loại nhạc.

Mid là dải âm ăn tiền trên Meze 12 Classics. Nó có xu hướng hơi tiến một chút, đủ để làm giọng ca sĩ nổi nên trên nền nhạc. Giọng ca sĩ có độ dày vừa phải, có hơi hướng ấm áp hơn là mượt mà. Giọng của ca sĩ ăn nhập tốt với nền nhạc, cảm giác không bị đè nén và rất trong trẻo. Tiếng các nhạc cụ như Piano hay guitar được thể hiện tốt, giòn rã và căng nảy. Tóm lại thì dải mid này khá nhẹ nhàng và mộc mạc, hợp với các thể loại Pop, Ballad hay các bản nhạc không lời thư giãn.

Âm treble

Dải âm này trên Final E3000 được thể hiện rất tốt. Giàu năng lượng và leng keng. Có thể chưa được tốt bằng những tai nghe dùng driver BA nhưng so với đa phần driver dynamic thì Final sẽ nhỉnh hơn hẳn. Tiếng cymbals nghe rất vui tai, giòn mà không bị chói gắt.

Meze 12 Classics có dải treb ở trên mức trung bình, thể hiện đủ lượng để thấy các tiếng nhạc cụ leng keng sáng rõ. Giòn và trong. Tuy nhiên nếu so sánh thì Final E3000 nghe sẽ giàu năng lượng hơn, bùng nổ hơn khi so với Meze 12 Classics ở dải âm này.

Âm trường

Được thiết với lưới thoát âm ở mặt sau. Final E3000 có một âm trường rất rộng rãi và thoáng đãng khi so sánh với các tai nghe cùng tầm khác. Chiều sâu cũng ở mức khá nhưng không được tốt như chiều rộng. Khả năng tách lớp nhạc cụ không phải là điểm mạnh của chiếc tai nghe này. Thành thực mà nói, khó tìm được chiếc tai nghe nào trong tầm giá này mà thỏa mãn được những yếu tố kỹ thuật nâng cao về âm thanh.

Âm trường trên Meze 12 Classics cũng tương đối rộng, nhưng không rộng như Final E3000. Chiều sâu ở trên mức trung bình. Khả năng tách lớp nhạc cụ ở mức khá khi so với các mẫu cùng tầm giá. Vị trí các nhạc cụ trong không gian cũng được tái tạo tương đối chính xác.


TỔNG KẾT

Vậy thì sau một hồi so sánh, mình sẽ đưa ra một số gợi ý cho bạn khi lựa chọn 2 mẫu tai nghe này.

Nếu bạn thích thiết kế hiện đại, phong cách năng động, chất âm vui vẻ bùng nổ hãy về với đội của Final E3000. Chắc chắn chiếc tai nghe này sẽ không làm bạn thất vọng.

Còn nếu bạn là một người thích những bản nhạc sâu lắng, nhẹ nhàng tình cảm, bạn thích một phong cách cổ điển lịch lãm thì đừng chần chừ, Meze 12 Classics là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

 

Cả hai sản phẩm này các bạn đều có thể đến các chi nhánh của Xuân Vũ Audio để trực tiếp nghe thử và trải nghiệm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

 

[Products:1345]

[Products:2145]

by D4vid

Nhận xét bài viết
avatar
x
Đánh giá:
avatar
Trường Vũ

Sau 3 tháng sử dụng E3000 mình cảm thấy in ear này khá hay - hợp gu mình trong tầm giá dưới 2 triệu, sub bass- low bass rất tốt đủ cả về chất lẫn về lượng, mid lùi ngọt và trong, treble leng keng mảnh và nhuyễn phù hợp với dòng nhạc Giao hưởng, Classic, Country Cảm giác đeo rất thoải mái do ống tai rất nhỏ tip khá mềm nên gần như không có cảm giác đeo

(17-04-2019, 11:15 am)
avatar
Nguyễn Thế Đức Adminitrastor

E3000 quá ngon rồi bạn, cám ơn bạn đã ủng hộ :D

(20-02-2020, 1:34 pm)
Tin liên quan
Top 10 xem nhiều nhất
2 Xuân Vũ Audio | Đơn vị phân phối chính hãng Moondrop tại Việt Nam
Cập nhật : 03-06-2024, 5:16 pm - Lượt xem : 1942

Xuân Vũ Audio | Đơn vị phân phối chính hãng Moondrop tại Việt Nam

4 Đánh giá tai nghe Dunu Kima Classic: Phiên bản V-Shape của Kima
Cập nhật : 11-08-2023, 4:18 pm - Lượt xem : 2065

Đánh giá tai nghe Dunu Kima Classic: Phiên bản V-Shape của Kima

12 Top 10 tai nghe giá rẻ được mua nhiều nhất 2023
Cập nhật : 28-12-2019, 4:26 pm - Lượt xem : 44742

Top 10 tai nghe giá rẻ được mua nhiều nhất 2023

13 Top 5 mẫu Bluetooth DAC/AMP bán chạy nhất 2023
Cập nhật : 04-01-2020, 5:06 pm - Lượt xem : 26123

Top 5 mẫu Bluetooth DAC/AMP bán chạy nhất 2023

14 Top 7 loa Bluetooth di động hot nhất hè 2023
Cập nhật : 29-06-2021, 2:57 pm - Lượt xem : 1756

Top 7 loa Bluetooth di động hot nhất hè 2023

19 Đánh giá tai nghe Truthear Hexa: Chất âm nhấn mạnh về phần kỹ thuật
Cập nhật : 15-02-2023, 2:35 pm - Lượt xem : 5978

Đánh giá tai nghe Truthear Hexa: Chất âm nhấn mạnh về phần kỹ thuật

20 Đánh giá tai nghe Sennheiser IE200: Khuấy đảo thị trường audio Việt Nam
Cập nhật : 11-02-2023, 3:32 pm - Lượt xem : 4622

Đánh giá tai nghe Sennheiser IE200: Khuấy đảo thị trường audio Việt Nam

 

Sản phẩm đã xem