Trong khoảng vài tháng trở lại đây, các mẫu tai nghe đến từ thương hiệu Tangzu nhận được rất nhiều các đánh giá tích cực từ giới phê bình và audiophile. Hot nhất có lẽ phải kể đến chiếc tai nghe từ phẳng Tangzu x HBB Wu Heyday Edition. Là phiên bản đặc biệt của Zetian Wu, Wu Heyday Edition vẫn giữ nguyên phong cách thiết kế của người tiền nhiệm nhưng chất âm đã có chút thay đổi nhờ vào sự hợp tác giữa Tangzu và HBB. Ngay bây giờ, audiophile hãy cùng Xuân Vũ Audio khám phá chi tiết hơn về chiếc tai nghe từ phẳng này nhé.
Điểm độc đáo trên các sản phẩm của Tangzu đó là phần hộp bìa được thiết kế theo phong cách đậm chất cổ trang Trung Quốc. Và Tangzu x HBB Wu Heyday Edition cũng không phải là ngoại lệ. Nổi bật ở mặt trước của chiếc hộp bìa đó là hình ảnh của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Ở phía góc trái sẽ có logo đặc trưng của thương hiệu Tangzu và reviewer HBB. Một bảng thông số kỹ thuật chi tiết về Wu Heyday Edition sẽ được in rõ ràng ở phía sau hộp bìa.
Đi kèm với Tangzu x HBB Wu Heyday Edition là bộ phụ kiện cực kỳ chất lượng gồm:
Được đặt tên theo vị nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa nên Tangzu x HBB Wu Heyday Edition sở hữu thiết kế tuyệt đẹp. Phần housing vẫn giữ nguyên ngoại hình giống như Zetian Wu nhưng thay vì làm từ nhựa in 3D thì Tangzu đã sử dụng hợp kim nhôm để chế tạo nên housing của Wu Heyday. Điều này khiến cho phần housing trở nên bền bỉ và chắc chắn hơn.
Việc phủ một lớp sơn đen cộng thêm phần bề mặt được đánh bóng cẩn thận giúp cho ngoại hình của chiếc tai nghe trở nên hào nhoáng và đẹp mắt hơn. Để thêm điểm nhấn cho Tangzu x HBB Wu Heyday Edition, nhà sản xuất đã tạo tác các hoa văn mang đậm tính cổ đại lên mặt faceplate.
Trong số các phụ kiện đi kèm với tai nghe, đáng tiền nhất chắc chắn là sợi dây cáp. Sợi cáp được bện chéo từ 4 lõi dây có thiết kế chắc chắn nhưng không kèm phần dẻo dai. Điểm độc đáo của sợi cáp nằm ở jack cắm có thiết kế module cho phép người dùng dễ dàng tháo rời và thay thế. Đi kèm với sợi cáp sẽ có đầy đủ 3 module jack là 3.5mm Single-Ended, 2.5mm Balanced và 4.4mm Balanced.
Mặc dù housing có kích thước tương đối lớn nhưng nhờ có ngoại hình công thái học mà Tangzu x HBB Wu Heyday Edition dễ dàng tạo được độ fit với tai của người nghe. Người dùng chỉ cần lựa chọn chuẩn size của tips là đã có thể đeo Heydey lên tai một cách thoải mái và dễ dàng. Không hề có hiện tượng cấn tai khó chịu khi nghe nhạc liên tục trong nhiều giờ.
Tangzu x HBB Wu Heyday Edition sử dụng driver từ phẳng có đường kính 14.5mm giống như phiên bản Zetian Wu. Tai nghe sẽ hoạt động ở trở kháng 16Ohm, có độ nhạy 100dB và dải tần đáp ứng là 20Hz – 20kHz.
Chất âm mà Wu Heyday Edition sở hữu mang tính phân tích cao và có được sự cân bằng thực sự ấn tượng. Tiếng bass của Wu Heyday Edition thực sự chất lượng, được nhấn nhá tốt và không quá trung tính như nhiều mẫu tai nghe từ phẳng khác. Phần subbass được mở rộng, trong khi đó, phần midbass sở hữu kết cấu và trọng lượng tốt. Tốc độ bass khá nhanh, không quá chậm chạp và cũng không mang lại cảm giác cồng kềnh. Tiếng guitar được Wu Heyday miêu tả rất chuẩn xác còn tiếng trống kick thì chưa thực sự đanh và chắc cho lắm. Lượng âm trầm tuy được phân bổ đều nhưng vẫn hơi thiếu hụt một chút nên chưa thể thỏa mãn được các basshead. Nhìn chung, EDM và Pop không phải là những dòng nhạc thế mạnh của Wu Heyday.
Do bass được kiểm soát tốt nên dải mid nghe rất rõ ràng, tách bạch và không quá ấm. Giọng nam như Michael Buble, Frank Sinatra nghe rất rõ ràng và có body đẹp. Còn giọng nữ như Taylor Swift hay Maiko Fujita thì nghe sống động, mượt mà, tràn đầy năng lượng và không quá chói tai. Phần nhạc cụ có âm sắc tự nhiên và tạo được sự tách bạch với phần giọng hát.
Tiến tới dải treble, phần mở rộng được xử lý rất tuyệt vời, có độ sắc nét cao nhưng vẫn giữ được nét tự nhiên của phần âm sắc. Tùy vào một số bản nhạc, phần nhạc cụ sẽ hơi lùi về phía sau để làm nền. Khả năng truy xuất ấn tượng cho phép người nghe dễ dàng cảm nhận được các chi tiết vi mô của bản nhạc. Mặc dù tiếng treble nghe tự nhiên nhưng vẫn mang một chút âm sắc kim loại và điều này khiến cho những ai nhạy cảm với dải treble sẽ hơi khó chịu nếu nghe nhạc trong một khoảng thời gian dài.
Âm trường trên Tangzu x HBB Wu Heyday Edition không chỉ sâu rộng mà còn có độ cao rất tốt. Đặc tính đa chiều của phần âm trường khiến cho sân khẩu âm thanh của Wu Heyday phần nào trở nên sinh động và chân thực hơn. Phần âm hình có tính chính xác cao, độ phân giải chi tiết, tách nhạc cụ rõ nét còn định vị thì cực kỳ chuẩn xác. Tuy nhiên, với độ nhạy 100dB, Wu Heyday sẽ hơi khó kéo một chút. HiBy FC4, xDuoo Link2 Bal và Cayin RU7 là những dongle phối ghép khá tốt với chiếc tai nghe từ phẳng này.
Nhiều người thích chất âm của Zetian Wu hơn và điều này hoàn toàn dễ hiểu vì dải bass của Zetian Wu mang lại cảm giác đầy đặn, phong phú hơn và có nhiều nét giống với dải bass của driver dynamic. Tuy nhiên, khi xét về mức độ tinh tế, tính phân tích và hiệu suất kỹ thuật thì Wu Heyday Edition tỏ ra nhỉnh hơn người đàn anh. Thêm một điểm cộng nữa dành cho Wu Heyday đó là phần housing làm bằng kim loại cho cảm giác chắc chắn và cứng cáp hơn housing nhựa của Zetian Wu.
[Products:4994]
Cả hai chiếc tai nghe từ phẳng đều có phần housing kim loại nhưng Talos sở hữu cấu hình driver tối tân hơn. Ngoài driver từ phẳng, Talos còn được trang bị thêm cặp driver Balanced Armature. Về khoản chất âm, Talos sở hữu âm thanh phẳng hơn. Trong khi đó, âm thanh của Wu Heyday nghe mượt mà và thoải mái hơn. Chất âm của Wu Heyday nhìn chung là có kết cấu phong phú hơn, dày dặn hơn và dải bass thì mạnh mẽ hơn. Về phía Talos, chiếc tai nghe này tập trung vào khả năng truy xuất chi tiết và khiến cho âm thanh trở nên trong trẻo hơn. Với chế độ Dual BA, độ phân giải và độ chi tiết của Talos tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với Heyday.
Với quá nhiều điểm nổi bật, thật không quá lời khi nói rằng Tangzu x HBB Wu Heyday Edition chính là kỳ phùng địch thủ với cặp đôi Timeless/Timeless AE của 7Hz.
[Products:5449]
Nguồn: head-fi