FiiO vẫn luôn nổi tiếng với những chiếc tai nghe có chất âm sôi động và giàu nội lực. Với dải sản phẩm đa dạng mẫu mã cũng như giá thành, FiiO dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng người dùng. Để tiếp nối những thành công mà hai mẫu IEM FH5 và FH7 mang lại thì FiiO đã tung ra mẫu IEM mới có tên FiiO FH3. Mặc dù cấu hình driver được tinh giảm đi đôi chút nhưng với mức giá hợp lý hơn, FH3 hứa hẹn sẽ là người kế nhiệm hoàn hảo của FH5 và FH7.
FiiO FH3 được đóng gói cẩn thận trong một hộp bìa cứng màu đen có thiết kế khá đẹp và chỉn chu. Ở phần mặt trước, ngoài logo FiiO, tên sản phẩm và tem chứng nhận Hires Audio thì còn có hình ảnh trực quan của chiếc tai nghe. Phía bên trong hộp, bạn sẽ được nhận:
Nếu bạn đã từng trải nghiệm FiiO FH5 và FiiO FH7 thì sẽ thấy FH3 sở hữu thiết kế tương đồng với 2 người anh em của mình. Phần housing của tai nghe được làm bằng hợp kim nhôm – magie nên có độ cứng cáp, chắc chắn, khả năng chống ăn mòn tốt và bền hơn so với vật liệu acrylic.
Nhằm tăng độ chính xác trong quá trình tạo hình thì FiiO đã sử dụng công nghệ CNC để gia công cho phần housing của FH3. Khâu hoàn thiện cuối cùng đó là tạo độ mịn cho housing bằng việc phun một lớp cát zircon sand 260 lên toàn bộ phần bề mặt. Các kí hiệu màu xanh/đỏ trên tai nghe giúp người dùng dễ dàng phân biệt tai trái/phải.
Tuy làm từ kim loại nhưng FiiO FH3 có trọng lượng khá nhẹ nên đem đến trải nghiệm đeo rất nhẹ nhàng, êm ái. Thiết kế công thái học cho phép FH3 tạo được sự vừa vặn và chắc chắn khi người dùng đeo lên tai.
Đi kèm với tai nghe có rất nhiều eartips. Để cải thiện phần lượng ở dải bass, người nghe nên sử dụng các tips có kích cỡ vừa và lớn. Tuy nhiên, độ chi tiết và kết cấu của dải bass sẽ giảm đi đôi chút. Ngược lại, các cặp foam eartips sẽ làm tăng độ chi tiết cho âm thanh.
Sợi dây cáp đính kèm với FiiO FH3 có phần lõi dây được làm bằng đồng đơn tinh thể mạ bạc nên mang tới khả năng truyền tải tín hiệu không chỉ nhanh mà còn rất chính xác và liền mạch. Lớp vỏ ngoài làm từ cao su mỏng nên có khả năng chống rối tốt. Dây cáp sử dụng jack cắm 3.5mm dạng chữ L và connector MMCX.
Bên trong mỗi bên tai nghe của FH3 được FiiO trang bị cụm driver có cấu hình khá khủng gồm 1 driver dynamic 10mm và 2 driver BA do Knowles sản xuất. Để cải thiện độ cứng nhưng không làm tăng trọng lượng cho phần màng loa thì FiiO đã phủ một lớp beryllium lên bề mặt màng loa. Điều này sẽ giúp cho dải bass trở nên mạnh mẽ hơn, tốc độ phản hồi tốt hơn. 2 driver BA sẽ có mã hiệu lần lượt là RAD33518 (chịu trách nhiệm tái tạo dải treble) và ED30262 (chịu trách nhiệm tái tạo dải mid).
Một điểm ấn tượng nữa trên FH3 đó là nó được tích hợp công nghệ độc quyền của FiiO có tên S.Turbo. Với công nghệ này, các sóng hài tần số cao do driver dynamic tạo ra sẽ được lọc và loại bỏ hoàn toàn. Nhờ thế mà dải bass trở nên mượt mà hơn.
Với trở kháng 24Ohm cùng độ nhạy 114dB, chỉ cần một chiếc smartphone đủ tốt là đã có thể phát huy 70 – 80% hiệu suất trình diễn của FiiO FH3. Để phát huy hết hiệu suất, bạn nên phối ghép mẫu IEM cùng với những chiếc máy nghe nhạc chuyên dụng như HiBy R5ii, … Việc phối ghép như vậy sẽ giúp tăng độ chi tiết cho âm thanh, cải thiện độ mở cho phần âm trường cũng như âm bass trở nên trầm lắng hơn.
Một trong những điểm nổi bật trên FH3 đó là dải bass rất giàu năng lượng. Sự trầm lắng và nội lực của dải bass xuất phát từ công nghệ S.Turbo được FiiO trang bị cho FH3. Mạnh mẽ là vậy nhưng âm bass trên FH3 vẫn có độ rõ ràng và chi tiết cao. Người nghe có thể dễ dàng cảm nhận được sự khác biệt về mặt âm sắc của từng loại nhạc cụ. Việc phối ghép với các nguồn phát có chất lượng sẽ càng làm tăng thêm sự mạnh mẽ cho dải âm bass.
Điểm yếu của các mẫu IEM sử dụng cụm driver hybrid đó là khả năng chuyển đổi từ dải bass sang dải mid sẽ gặp đôi chút khó khăn. Và thật may mắn là FiiO đã giải quyết triệt để được vấn đề này trên FH3. Ngoài quá trình chuyển đổi mượt mà, uyển chuyển thì dải mid của FH3 còn có độ chi tiết cao cùng kết cấu khá chặt chẽ. Về phần dải treble, âm thanh có độ thoáng tốt và không quá sắc bén nên ít gây ra hiện tượng chói tiếng.
FH3 sở hữu phần âm trường không quá rộng mở nhưng độ sâu và độ cao lại được dàn dựng rất tốt. Do phần âm hình có độ chính xác cao nên phần vocal và âm thanh của dàn nhạc cụ được thể hiện một cách rõ ràng, tách bạch với nhau.
Với giá bán cao hơn thì Spring 2 có bộ phụ kiện chất lượng hơn một chút nhưng xét về sự đa dạng thì FH3 sở hữu nhiều phụ kiện đi kèm hơn. Phần dây cáp trên hai mẫu IEM cũng không hề giống nhau. FH3 sử dụng sợi cáp MMCX có độ dẻo dai tốt hơn so với sợi cáp 2-pin 0.78mm của Spring 2.
Đều là những mẫu IEM được trang bị tới 3 driver nhưng FiiO FH3 có một chút khác biệt so với Spring 2. Việc tái tạo dải âm treble trên FH3 sẽ do driver BA duy nhất đảm nhiệm. Còn với Spring 2, nhiệm vụ này được giao cho 2 driver Piezoelectric thực hiện. Điều này dẫn tới việc âm treble do Spring 2 thể hiện có phần lượng nhiều hơn cùng độ phân giải tốt hơn. Tuy nhiên, xét về độ mạch lạc và dễ chịu thì FH3 lại nhỉnh hơn. Phần âm trường trên cả hai mẫu IEM đều có độ mở rộng tốt nhưng phần âm hình trên FH3 có sự liên kết chặt chẽ hơn.
So với tai nghe FiiO FD1 thì FH3 sở hữu phụ kiện đa dạng hơn với nhiều lựa chọn eartips hơn. Phần housing trên FH3 do được làm từ hợp kim nhôm – magie nên có độ cứng cáp tốt hơn so với phần housing nhựa của FD1. Mặc dù đều có thiết kế công thái học tốt nhưng sợi dây cáp trên FH3 có khả năng chống rối tốt hơn. Connector MMCX trên FH3 cũng có độ bền bỉ tốt hơn.
Với việc được trang bị tới 2 driver BA, dải mid và treble do FiiO FH3 thể hiện có độ chính xác và chi tiết cao hơn. Tuy phần âm trường trên FD1 có độ sâu tốt hơn một chút nhưng phần âm hình của FH3 có tính sinh động và chân thực cao hơn.
Trong tầm giá 4 triệu đồng, nếu phải tìm kiếm một mẫu IEM có chất âm lôi cuốn, thiết kế đẹp và sang, cảm giác đeo tốt, nhiều phụ kiện đi kèm, … thì FiiO FH3 chắc chắn là một trong những sự lựa chọn tối ưu nhất.
[Products:3496]
Nguồn: headfonics