Đánh giá DAC/AMP Tanchjim Space: Thiết kế lộ mạch, sử dụng chip kép

Đánh giá DAC/AMP Tanchjim Space: Thiết kế lộ mạch, sử dụng chip kép

Cập nhật : 18-02-2023, 4:25 pm - Lượt xem : 2.003

Vào cuối năm 2022, Tanchjim đã gây bất ngờ với cộng đồng ChiFi khi tuyên bố sẽ ra mắt mẫu DAC/AMP đầu tiên của mình. Vốn nổi tiếng với những mẫu IEM chất lượng như Oxygen, New Hana, Prism, Tanya, Zero, … và chưa hề có kinh nghiệm về việc sản xuất DAC/AMP. Thế nhưng chiếc DAC/AMP đầu tiên của Tanchjim là Space vẫn tạo được nhiều tiếng vang lớn ở các diễn đàn âm thanh trong và ngoài nước. Với việc sử dụng chip DAC kép CS43131, được trang bị cả cổng SE lẫn Bal và có công suất kéo tương đối lớn (lên tới 230mW@32Ohm), Tanchjim Space đang được xem là một trong những chiếc DAC/AMP có nhiều trang bị “tốt nhất” ở phân khúc entry.

Bao bì và phụ kiện

Không giống như những chiếc tai nghe của Tanchjim, Space có cách đóng hộp theo phong cách “nghiêm túc” hơn và không hề được in hình waifu ở phần vỏ hộp. Đây là một điểm khá đáng tiếc nhưng dù sao điều mà audiophile mong muốn vẫn là một sản phẩm có độ hoàn thiện tốt cùng chất âm hay.

Phần hộp bìa của Tanchjim Space

Trên mặt trước của hộp bìa sẽ có một góc hình ảnh về chiếc DAC/AMP kèm theo đó là logo thương hiệu, tên sản phẩm và cấu hình chip giải mã. Các thông tin chi tiết hơn về thông số kỹ thuật của Tanchjim Space sẽ có ở phần mặt sau. Để unbox sản phẩm, bạn hãy trượt nhẹ lớp vỏ bên ngoài và mở phần nắp hộp bên trong.

Bóc hộp Tanchjim Space

Phải thừa nhận rằng khâu đóng gói của Tanchjim được thực hiện rất chỉn chu và bài bản. Ngay cả phần phụ kiện đi kèm cũng rất đầy đủ. Ngoài chiếc DAC/AMP, bạn sẽ được nhận thêm bộ phụ kiện gồm:

  • 1 sợi dây cáp USB Type-C to Type-C
  • 1 adapter chuyển sang kết nối USB Type-A
  • 1 tấm thẻ có in mã QR (quét mã để truy cập kênh Wechat của Tanchjim)
  • Sách hướng dẫn sử dụng chi tiết

Phụ kiện của Tanchjim Space

Thiết kế

So với những mẫu DAC/AMP khác trong cùng phân khúc, Tanchjim Space sở hữu kiểu dáng gọn gàng cùng thiết kế có phần thanh lịch hơn. Nét thanh lịch của Space đến từ phần vỏ màu bạc tinh tế và lớp kính nhỏ dạng trong suốt cho phép người dùng quan sát rõ được một phần cấu trúc mạch ở bên trong.

Thiết kế lộ mạch vô cùng bắt mắt của Tanchjim Space

Có kích thước 4.1 x 2.1 x 1.2 cm cùng trọng lượng chỉ 14.8g, Tanchjim Space thực sự là một chiếc DAC/AMP nhỏ gọn. Độ chắc chắn của Space cũng rất đáng ngạc nhiên. Với việc toàn bộ lớp vỏ ngoài được làm bằng hợp kim nhôm cấp hàng không, Space có khả năng chống va đập cực kỳ hiệu quả. Do được gia công bởi công nghệ CNC nên các đường nét trên phần thân máy có độ hoàn thiện cực kỳ tốt. Nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu thì dòng chữ “TANCHJIM” sẽ được điêu khắc trên phần thân máy.

Tanchjim Space được gia công cực kỳ cẩn thận

Bên cạnh đầu vào Type-C và cặp đầu ra 3.5mm SE & 4.4mm Bal, Tanchjim Space sẽ được tích hợp thêm phím cứng ở phần cạnh phải có tác dụng điều chỉnh âm lượng. Ở trong cùng phân khúc, rất ít mẫu DAC/AMP sở hữu trang bị này.

Tanchjim Space được trang bị đầu vào Type-C, cổng 3.5mm SE và 4.4mm Bal

Sợi dây cáp đi kèm được hoàn thiện tốt và có lớp vỏ trong suốt nhìn rất lạ mắt. Lõi dây bên trong sợi cáp được làm bằng đồng OCC mang tới khả năng truyền dẫn tín hiệu tốt và hạn chế nhiễu âm. Do sử dụng cáp rời nên bạn hoàn toàn có thể thay thế sợi cáp Type-C bằng sợi cáp OTG Lightning để kết nối Space với các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS.

Sợi cáp của Tanchjim Space có dạng trong suốt

Tính năng và công nghệ nổi bật

Tanchjim Space và đối thủ của nó là iBasso DC03 Pro cùng sử dụng chung một loại chip DAC đó là chip CS43131 dạng kép do Cirrus Logic sản xuất. Hiệu suất giải mã mà con chip này mang lại là vô cùng ấn tượng. Điều này được thể hiện rõ ở độ méo tiếng cực thấp (chỉ ở mức 0,00017%), hiện tượng nhiễu nền gần như không có trong khi đó dải động tương đối cao (lên đến 117dB). Với cặp chip CS43131, Space dễ dàng xử lý các tệp nhạc có độ phân giải cao như PCM 32bit/768kHz hay DSD256 Native.

Tanchjim Space được tích hợp chip DAC kép CS43131

Do được hỗ trợ cả hai đầu ra Single-Ended và Balanced nên Tanchjim Space hoàn toàn kết nối tốt với mọi chiếc tai nghe trên thị trường. Và 2 mức Gain (Low/High) cùng công suất kéo lần lượt là 137mW@32Ohm (khi sử dụng cổng 3.5mm) và 210mW@32Ohm (khi sử dụng cổng 4.4mm), Space hoàn toàn đủ sức mạnh để phối ghép với những mẫu IEM phổ thông như Letshuoer S12/S12 Pro, Truthear Hexa, Tanchjim Tanya, …

Với việc lấy bộ dao động tinh thể Crystal Oscillator dạng kép làm cơ sở cho hệ thống clock system, hiệu suất âm thanh sẽ được đẩy lên tối đa. Độ rung và độ nhiễu tín hiệu được kéo xuống mức cực thấp.

Chất âm

Xét trên phương diện thông số kỹ thuật thì Tanchjim Space hoàn toàn đủ năng lực để cạnh tranh với những đối thủ khác trong cùng phân khúc như Shanling UA2/UA2 Plus, iBasso DC06 hay FiiO KA3. Vậy còn chất âm thì sao?

Chất âm của Tanchjim Space

Khá giống với DC03 Pro và Dawn, Tanchjim Space có chất âm mượt mà, tự nhiên và sạch tiếng. Phần subbass được làm gọn lại trong khi đó phần midbass được thêm vào một chút lượng để tăng độ ấm. Dải mid tươi sáng, nghe chi tiết và có độ nổi khối tương đối tốt. Trong khi đó, dải treble thì mượt mà, được bổ sung thêm phần lượng để đảm bảo độ chi tiết tốt nhưng không tạo ra những tiếng sib quá chói tai.

Điểm ấn tượng nhất của Space có lẽ là khả năng dàn dựng không gian. Phần âm trường được tăng thêm kích thước cả về chiều rộng, chiều sâu lẫn chiều cao. Bạn có thể dễ dàng cảm nhận được điều này khi sử dụng cổng 4.4mm Bal. Phần âm hình khá tốt, dễ dàng định vị chính xác từng loại nhạc cụ trong dàn nhạc, khả năng truy xuất chi tiết. Sẽ có một chút sự khác biệt giữa cổng 3.5mm và 4.4mm. Với cổng 4.4mm Bal, không gian sân khấu được mở rộng hơn, âm thanh nghe năng động hơn và giàu năng lượng hơn.

So sánh

So sánh Tanchjim Space với DAC/AMP khác

Vs E1DA 9038D

Cả hai chiếc DAC/AMP đều có công suất kéo rất tốt nhưng Space lại được trang bị thêm cổng 4.4mm Bal trong khi 9038D chỉ sử dụng duy nhất 1 cổng 3.5mm SE. Ngoại hình của Tanchjim Space chắc chắn sẽ hấp dẫn người dùng hơn do có thiết kế lộ mạch trông đẹp hơn. Tuy nhiên, 9038D lại có chất lượng gia công tốt hơn một chút. Thêm một điểm cộng dành cho Space đó là nó được tích hợp phím cứng điều chỉnh âm lượng. Việc tăng/giảm âm lượng trên Space vì thế mà có chút tiện lợi hơn.

Chuyển sang phần chất âm. Âm thanh trên 9038D được làm gọn gàng so với Space. Cả hai đều tăng thêm độ sáng cũng như độ chi tiết cho dải treble. Nhưng 9038D có các yếu tố kỹ thuật tốt hơn. Cụ thể, phần âm trường được boost tốt hơn và phần âm hình cũng có độ nổi khối ấn tượng hơn. Tuy nhiên, một điểm trừ khá lớn của 9038D đó là hiện tượng nhiễu RF thường xuyên xảy ra khi bạn sử dụng chiếc DAC/AMP này cùng với smartphone.

[Products:3415]

Vs Moondrop Dawn

Hiện tại Dawn đang có hai phiên bản là 3.5mm (dạng vuông vắn) và 4.4mm (dạng tròn). Dù ở phiên bản nào thì Dawn cũng sở hữu thiết kế đẹp cùng độ hoàn thiện tốt. Về phía Tanchjim Space, nó có kiểu dáng gọn nhẹ hơn cùng hình thức bắt mắt hơn nhờ vào thiết kế lộ mạch. Do được tích hợp cả cổng 3.5mm và 4.4mm nên Space có tính tiện dụng cao hơn khi kết nối với tai nghe. Tuy nhiên, Dawn lại có ứng dụng hỗ trợ trên smartphone cho phép thay đổi filter hoặc mức Gain.

Việc sở hữu công suất kéo tốt hơn cho phép Space cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các mẫu IEM và earbuds. Về chất âm, Dawn có âm thanh khá ấm và sạch tiếng nhưng độ phân giải lại chưa được chi tiết như Space. Bên cạnh đó, Space có khả năng dàn dựng sân khấu tốt hơn (cả về phần âm trường, âm hình lẫn khả năng tách lớp và định vị).

[Products:4791,4976]

Khác với trước kia, việc ra mắt nhiều mẫu sản phẩm mới đã giúp cho quá trình tìm kiếm một chiếc DAC/AMP chất lượng ở phân khúc entry không còn khó khăn nữa. Và Tanchjim Space là một lựa chọn tốt mà bạn không nên bỏ qua. “Tốt” ở đây không chỉ đến từ chất lượng giải mã, hiệu suất âm thanh mà còn đến từ độ hoàn thiện trong thiết kế cũng như các trang bị đi kèm.

[Products:5141]

Nguồn: head-fi

Nhận xét bài viết
avatar
x

Bạn cần Đăng nhập để bình luận

Tin liên quan
Top 10 xem nhiều nhất