Nhập môn: DAC là gì? Tại sao chơi âm thanh chuyên nghiệp cần có DAC?

Cập nhật : 26-07-2023, 2:04 pm - Lượt xem : 6442

Đối với những người mới làm quen với thế giới âm thanh chuyên nghiệp, số lượng thuật ngữ và các thiết bị khác nhau thoạt nghe có vẻ phức tạp. Song, nếu bạn thực sự quan tâm thì hãy tìm hiểu ngay những kiến thức cơ bản để có thể chọn được sản phẩm tốt, thỏa mãn niềm đam mê của mình nhé.

Ở phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm DAC là gì? Tại sao chơi âm thanh chuyên nghiệp lại cần phải có DAC? Những tiêu chí nào quyết định khi chọn mua DAC chất lượng? Tất cả đều được giải đáp ngay sau đây:

DAC là gì?

DAC (từ viết tắt của Digital to Analog Converter) là bộ chuyển đổi tín hiệu âm thanh kỹ thuật số (dạng số nhị phân bao gồm 0 và 1) thành tín hiệu âm thanh analog (dạng sóng hình sin liên tục dao động, là những gì mà bạn có thể nghe thấy).

DAC không chỉ tồn tại dưới dạng một thiết bị chuyên biệt (stand alone DAC / DAC rời / DAC ngoài) mà còn được tích hợp sẵn vào các thiết bị chơi nhạc kỹ thuật số như máy nghe nhạc, điện thoại, máy tính, TV,.. dưới dạng chip DAC để giải mã tín hiệu âm thanh (DAC tích hợp) và thường có giá thấp hơn DAC rời. Ngoài ra còn có một hình thức khác là DAC tích hợp với bộ khuếch đại tai nghe (hay còn gọi là DAC/AMP), loại này phổ biến hơn cả vì nếu không có ampli đi kèm thì DAC sẽ không thể khiến loa hoặc tai nghe phát ra âm thanh. Chính vì vậy, các nhà sản xuất đã lựa chọn tích hợp toàn bộ tính năng vào một (có nghĩa là DAC sẽ có thêm mạch amply, preamp hoặc headamp). Điều này không chỉ giúp tiết kiệm không gian và tiền bạc mà còn giữ được hiệu suất cao không thua kém gì các mẫu stand alone DAC.

  • DAC/AMP: Nguồn -> DAC/AMP -> Đầu ra (tai nghe / loa)
  • Stand alone DAC : Nguồn -> DAC -> AMP -> Đầu ra (tai nghe / loa)

DAC hoạt động như thế nào? Chức năng của DAC 

Tín hiệu âm thanh kỹ thuật số được gửi đến DAC ở dạng mã nhị phân (về cơ bản là một chuỗi các số 1 và 0 được sắp xếp theo thứ tự). DAC đọc giá trị của tín hiệu tại các thời điểm nhất định, sau đó tái tạo tín hiệu âm thanh analog bằng cách sử dụng các phép tính toán để tính giá trị của tín hiệu giữa các điểm lấy mẫu. Tín hiệu âm thanh analog được xuất ra khỏi DAC và gửi đến loa / tai nghe để phát.

Các tệp nhạc bạn tải xuống qua iTunes hoặc Spotify được mã hóa bằng nhiều tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm MP3, WMA, AAC và FLAC. Ngoài ra còn có các tệp lossless mà bạn sẽ muốn tải xuống. Nếu không có DAC, bạn sẽ không thể có được trải nghiệm âm thanh hoàn hảo từ các bản nhạc của mình.

Hướng dẫn nhanh các loại tệp nhạc kỹ thuật số

AIFF: Định dạng tệp âm thanh chất lượng cao. Các tệp không mất dữ liệu như AIFF mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất nhưng chiếm nhiều dung lượng ổ đĩa hơn các định dạng mất dữ liệu như MP3 hoặc AAC.

MP3: Định dạng tệp âm thanh phổ biến nhất mang lại sự cân bằng giữa chất lượng âm thanh tốt và kích thước tệp nhỏ

OGG: Một mã nguồn mở thay thế cho MP3 với chất lượng âm thanh tương đương nhưng hỗ trợ phần cứng ít bổ biến hơn.

WAV: Định dạng tệp âm thanh không nén, không mất dữ liệu. Đây định dạng âm thanh tiêu chuẩn cho CD và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng chuyên nghiệp như sản xuất âm nhạc và chỉnh sửa âm thanh.

ALAC: Định dạng tệp âm thanh không mất dữ liệu được phát triển bởi Apple. ALAC là một codec âm thanh lossless, có nghĩa là nó không làm mất bất kỳ dữ liệu âm thanh nào trong quá trình nén. Điều này dẫn đến chất lượng âm thanh tuyệt vời, ngang bằng với các định dạng âm thanh không mất dữ liệu khác như FLAC và WAV. Tuy nhiên, ALAC có kích thước tệp nhỏ hơn, khiến nó trở thành một lựa chọn tốt hơn cho việc lưu trữ và chia sẻ nhạc.

FLAC: Là một codec âm thanh lossless miễn phí, có nghĩa là nó không làm mất bất kỳ dữ liệu âm thanh nào trong quá trình nén, hoàn hảo để phát lại nhạc chất lượng cao.

DSD và PCM là gì?

DAC sử dụng hai định dạng kỹ thuật số là DSD và PCM để chuyển đổi các tệp âm thanh thành sóng âm thanh. DSD là một định dạng lossless được thiết kế đặc biệt để phát lại âm thanh độ phân giải cao. Mặt khác, PCM nén kích thước tệp nhưng vẫn tạo ra âm thanh đầu ra chất lượng cao.

Tại sao chúng ta lại cần dùng DAC chuyên dụng? Nó có cải thiện chất lượng âm thanh không?

Bất kỳ thiết bị nào đóng vai trò là nguồn âm thanh kỹ thuật số - có thể là đầu đĩa CD, Blu-ray, TV box, máy chơi games console, điện thoại di động, máy tính xách tay,… đều tích hợp chip DAC bên trong để chuyển đổi âm thanh kỹ thuật số sang analog trước khi được xuất ra. Tuy nhiên, DAC tích hợp không phải lúc nào cũng đảm bảo chất lượng âm thanh tuyệt vời (ngoại trừ DAC tích hợp trong máy nghe nhạc kỹ thuật số độ trung thực cao như Cayin N3Pro, iBasso DX170, iBasso DX240, iBasso DX320MAX Ti,,.. hoặc DAC/AMP). Và đây là một số lý do:

  • Chúng được chế tạo theo mức giá, không phải cho âm thanh: Hầu hết các DAC tích hợp, đặc biệt là trên PC và thiết bị di động, được chế tạo theo các yêu cầu tối thiểu cần thiết cho chức năng của chúng. Điều này là do các nhà sản xuất hy sinh chất lượng của các thành phần được sử dụng để giảm thiểu trọng lượng, mức tiêu thụ điện năng và chi phí. Xét cho cùng, đối với người tiêu dùng thông thường, DAC không hẳn là thông số kỹ thuật cần được ưu tiên hàng đầu khi mua PC hoặc điện thoại thông minh.
  • Nhiễu điện tử: Thông thường, chip DAC tích hợp trên các thiết bị âm thanh kỹ thuật số sẽ xảy ra tình trạng lỗi lượng tử hóa (1), lỗi jitter (2), nhiễu EMI (3) hoặc gặp phải hiện tượng tượng răng cưa (aliasing) (4) do các phần cứng xung quanh nó tạo ra. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và chất lượng âm thanh.

* Note:

(1) Lỗi lượng tử hóa: Tín hiệu âm thanh analog được tái tạo từ tệp kỹ thuật số không giống với tín hiệu gốc. Nó thể hiện ở tỷ hiệu trên tạp âm thấp hơn, dải động giảm, thay đổi về cao độ và âm sắc cũng như tiếng ồn trắng có thể nghe được.

(2) Lỗi jitter: Đây là một loại nhiễu tín hiệu dẫn đến việc sai lệch về thời gian biên độ tần số và pha trên từng bit.

(3) Nhiễu EMI (Nhiễu song điện từ): Do các thành phần xử lý âm thanh không được bảo vệ thích hợp nên dữ liệu chuyển đổi từ digital sang analog rất dễ bị nhiễu EMI.

(4) Hiện tượng răng cưa: Xảy ra khi tín hiệu tần số cao được lấy mẫu ở tốc độ quá thấp, dẫn đến biến dạng và các tạo tác không mong muốn khác.

Không giống như chip DAC tích hợp trên nguồn âm thanh kỹ thuật số, DAC chuyên dụng (stand alone DAC / DAC rời) được xây dựng với các thành phần linh kiện cao cấp, cho phép chúng giải mã dữ liệu âm thanh kỹ thuật số với độ chính xác cao, đồng thời giải quyết các vấn đề về nhiễu hoặc méo tín hiệu (*Note) trong quá trình chuyển đổi để mang đến âm thanh rõ ràng, trung thực y như bản gốc. Bên cạnh đó, nó còn cho phép kết nối với nhiều thiết bị để sử dụng linh hoạt hơn.

Loại DAC chuyên dụng nào phù hợp với bạn?

DAC có đủ hình dạng và kích cỡ, đồng thời cung cấp các mức tùy chọn đầu vào và chức năng khác nhau. Vì vậy, bạn sẽ cần phải suy nghĩ về việc sử dụng nó với mục đích gì, chưa kể đến ngân sách mà bạn sẽ bỏ ra.

USB DAC: Thường được sử dụng phổ biến nhất với máy tính và được cấp nguồn bởi các cổng USB trên máy tính. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng với điện thoại hoặc các thiết bị di động khác thì sẽ cần phải thêm một bộ chuyển đổi USB (có thể là USB Type-C to C hoặc USB-C to lightning). Một điều khác nữa là USB DAC thường đi kèm với bộ khuếch đại (hay còn gọi là DAC/AMP) vì vậy bạn sẽ không cần mua một bộ khuếch đại riêng.

DAC di động: Có thể là USB Audio dongle, USB DAC kết nối với thiết bị của bạn bằng bộ extender USB hoặc combo DAC/AMP chuyên dụng với pin tích hợp có kích thước nhỏ gọn.

DAC để bàn: Thường được kết nối với các nguồn âm thanh kỹ thuật số thông qua các cổng USB, Optical hoặc Coaxial. Chúng thường có kích thước lớn, đặt cố định và yêu cầu nguồn điện riêng.

DAC bluetooth: Hay còn được gọi là DAC không dây, có thể được kết nối với máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy nghe nhạc thông qua bluetooth mà không cần cổng âm thanh. Phần lớn loại này đều có pin bên trong và cần phải được sạc lại để tiếp tục hoạt động.

Tiêu chí lựa chọn DAC chất lượng

Dưới đây là những tiêu chí hàng đầu mà bạn cần xem xét để có thể chọn được một DAC phù hợp với nhu cầu và mức tài chính của mình:

Độ phân giải

Độ phân giải là số lượng bit được sử dụng để mã hóa mỗi mẫu âm thanh. Độ phân giải càng cao, âm thanh càng rõ ràng và chi tiết. Độ phân giải thường được đo bằng bit, chẳng hạn như 16 bit, 24 bit hoặc 32 bit. Độ phân giải 16 bit là độ phân giải tiêu chuẩn cho âm nhạc kỹ thuật số, trong khi độ phân giải 24 bit và 32 bit là độ phân giải cao hơn, cung cấp âm thanh rõ ràng và chi tiết hơn.

Tần số lấy mẫu / tốc độ lấy mẫu (sample rate)

Tần số lấy mẫu là số lần mỗi giây tín hiệu âm thanh được lấy mẫu. Tần số lấy mẫu càng cao, âm thanh càng mượt mà và tự nhiên. Tần số lấy mẫu thường được đo bằng hertz (Hz), chẳng hạn như 44,1kHz, 48kHz, 96kHz. Tần số lấy mẫu 44,1kHz là tần số lấy mẫu tiêu chuẩn cho âm nhạc kỹ thuật số, trong khi tần số lấy mẫu 48kHz và 96kHz là tần số lấy mẫu 48kHz và 96kHz là tần số lấy mẫu cao, cung cấp âm thanh mượt mà và tự nhiên.

Cổng kết nối

Đây là yếu tố quyết định chiếc DAC mà bạn sẽ chọn có phù hợp với hệ thống âm thanh sẵn có hay không. Ví dụ:

  • USB: Dùng để kết nối DAC với máy tính, máy nghe nhạc kỹ thuật số, TV, điện thoại thông minh, máy tính bảng,..
  • Optical / Coaxial: Dùng để kết nối DAC với dàn âm thanh, soundbar, đầu đĩa blu-ray,..
  • RCA: Dùng để kết nối DAC với Amply, loa,…
  • Ngoài ra còn có cổng kết nối mạng LAN hoặc WiFi cũng rất cần thiết để nhận chia sẻ các file nhạc từ mạng máy tính như Music Server hoặc các trang dịch vụ nghe nhạc trực tuyến như Spotify hay Tidal,..

Chức năng

Một số DAC có các chức năng bổ sung, chẳng hạn như khả năng kết nối với nhiều thiết bị âm thanh, khả năng điều chỉnh âm thanh hoặc khả năng phát lại các định dạng âm thanh nâng cao. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các chức năng này, thì bạn nên chọn một DAC có các chức năng phù hợp với nhu cầu của mình.

Giá cả

DAC có giá cả khác nhau, từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. DAC giá cao hơn thường có chất lượng tốt hơn, nhưng DAC giá thấp hơn vẫn có thể cung cấp cung cấp âm thanh chất lượng cao. Bạn nên cân nhắc ngân sách của mình khi lựa chọn DAC.

Gợi ý bộ giải mã DAC tốt nhất hiện nay

[Products:3696, 3715, 3788, 3915, 4456, 4457, 4685, 1167, 3547, 3075, 4943, 5004, 4949]

Nhận xét bài viết
avatar
x
Đánh giá:
Tin liên quan
Top 10 xem nhiều nhất
3 Đánh giá tai nghe Simgot EA500: Ngôi sao mới nổi ở phân khúc entry
Cập nhật : 21-04-2023, 2:16 pm - Lượt xem : 3476

Đánh giá tai nghe Simgot EA500: Ngôi sao mới nổi ở phân khúc entry

6 Đánh giá tai nghe Dunu Kima Classic: Phiên bản V-Shape của Kima
Cập nhật : 11-08-2023, 4:18 pm - Lượt xem : 971

Đánh giá tai nghe Dunu Kima Classic: Phiên bản V-Shape của Kima

9 Top 10 tai nghe giá rẻ được mua nhiều nhất 2023
Cập nhật : 28-12-2019, 4:26 pm - Lượt xem : 43641

Top 10 tai nghe giá rẻ được mua nhiều nhất 2023

10 Top 5 mẫu Bluetooth DAC/AMP bán chạy nhất 2023
Cập nhật : 04-01-2020, 5:06 pm - Lượt xem : 23363

Top 5 mẫu Bluetooth DAC/AMP bán chạy nhất 2023

11 Top 7 loa Bluetooth di động hot nhất hè 2023
Cập nhật : 29-06-2021, 2:57 pm - Lượt xem : 1622

Top 7 loa Bluetooth di động hot nhất hè 2023

17 Đánh giá tai nghe Truthear Hexa: Chất âm nhấn mạnh về phần kỹ thuật
Cập nhật : 15-02-2023, 2:35 pm - Lượt xem : 4453

Đánh giá tai nghe Truthear Hexa: Chất âm nhấn mạnh về phần kỹ thuật

18 Đánh giá tai nghe Sennheiser IE200: Khuấy đảo thị trường audio Việt Nam
Cập nhật : 11-02-2023, 3:32 pm - Lượt xem : 3994

Đánh giá tai nghe Sennheiser IE200: Khuấy đảo thị trường audio Việt Nam

 

Sản phẩm đã xem