Hi Res là gì? Mọi thứ bạn cần biết về Hi Res Audio

Cập nhật : 29-12-2023, 3:49 pm - Lượt xem : 921

Chúng tôi tin rằng, những người đam mê âm thanh đều không còn xa lạ gì với thuật ngữ Hi Res Audio. Ngày nay, Hi Res đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá và xác định chất lượng âm thanh cao cấp. Vậy cụ thể Hi Res là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật trong bài viết bên dưới đây nhé.    

Khái niệm cơ bản Hi-Res là gì?

Hi Res là gì? Mọi thứ bạn cần biết về Hi Res Audio khái niệm

Hi Res - tên viết tắt của “High-Resolution Audio”, là tiêu chuẩn âm thanh chất lượng cao mới nhất được Sony đề xuất vào năm 2014. Nó cung cấp tốc độ lấy mẫu cao hơn 44.1kHz và có độ sâu bit lớn hơn 16bit của chất lượng âm thanh CD tiêu chuẩn, có thể là 24bit/96kHz hay 24bit/192kHz, hoặc thậm chí là 32bit với tần số lấy mẫu cao tới 384kHz.

Hi Res là gì? hình 1

Giải thích về độ sâu bit, tốc độ lấy mẫu và chất lượng âm thanh CD tiêu chuẩn:

  • Độ sâu bit (Bit Depth): là một dạng mức biểu diễn chất lượng của một mẫu (sample).
  • Tốc độ lấy mẫu (Sample Rate) đề cập đến số lượng mẫu âm thanh (sample) được ghi lại trong một giây.
  • Chất lượng âm thanh CD tiêu chuẩn 44,1KHz/16bit có nghĩa là tín hiệu analog được lấy mẫu 44.100 lần trong các khoảng thời gian bằng nhau trong vòng một giây và mỗi mẫu lưu được 16 bit dữ liệu.

Tóm lại, High-resolution audio (Hi Res) mang lại tốc độ lấy mẫu và độ sâu bit cao hơn so với CD tiêu chuẩn (44,1kHz/16-bit), tạo ra trải nghiệm âm thanh gần hơn với bản ghi âm gốc trong phòng thu.

Âm thanh độ phân giải cao (Hi Res Audio) mang lại mức độ chi tiết và rõ ràng với âm trường rộng mà các định dạng âm thanh truyền thống không thể sánh được.

Logo Hi Res Audio có ý nghĩa gì?

Hi Res là gì? hình 2

Như một dấu ấn về chất lượng, logo Hi Res Audio tượng trưng cho việc tái tạo âm thanh độ phân giải cao và được Hiệp hội Âm thanh Nhật Bản chỉ định.

Các sản phẩm in logo Hi Res Audio đều có thể xử lý các tệp Hi Res mà không làm giảm chất lượng và phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt sau:

  • Đáp ứng tần số analog của tai nghe và bộ khuếch đại phải ít nhất là 40Khz
  • Các thiết bị kỹ thuật số, ví dụ như DAC (bộ chuyển đổi D/A), phải có khả năng xử lý độ phân giải ít nhất là 96kHz/24 Bit.
  • Hiệu suất phản hồi của micro từ 40Khz trở lên

Sơ lược về lịch sử Hi Res Audio

Hi Res là gì? hình 3

Thuật ngữ Hi Res Audio nghe có vẻ mới mẻ, nhưng thực tế nó đã xuất hiện từ những năm 1990. Các định đạng Hi Res đầu tiên được ra đời bao gồm: DAD (1995), SACD (1999) và DVD-Audio (2000). Thật không may, do giá thành quá cao và thiếu các thiết bị hỗ trợ nên các định dạng này dường như không mấy phổ biến trên thị trường. Thay vào đó, mọi người đổ xô vào MP3, một định dạng kỹ thuật số được thiết kế riêng cho băng thông hạn chế vào cuối những năm 90 - đầu những năm 2000 (cho đến nay MP3 vẫn là định dạng mặc định cho hầu hết mọi dịch vụ phát trực tuyến).

Năm 2014, Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản - JEITA (đứng đầu là Tập đoàn Sony) đã chính thức công bố thông số kỹ thuật và logo “Hi Res Audio” kèm theo cho các sản phẩm âm thanh tiêu dùng, do Hiệp hội Âm thanh Nhật Bản (JAS) quản lý.

Cùng năm đó, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm âm Hoa Kỳ (RIAA) cũng đã giới thiệu thuật ngữ Hi-Res Music. Hi-Res Music được định nghĩa tương tự như Hi-Res Audio, nhưng chỉ áp dụng cho các định dạng âm thanh có thể được phát lại trên các thiết bị phổ biến như máy tính, điện thoại thông minh và máy nghe nhạc.

Cho đến thời điểm hiện tại, Hi Res Audio đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá và xác định chất lượng âm thanh cao cấp. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất âm nhạc phát hành các bản thu âm Hi Res, và cũng có nhiều thiết bị hỗ trợ Hi Res Audio được ra mắt.

Tổng hợp các định dạng âm thanh cơ bản của Hi Res

Hi Res là gì? hình 5

WAV (Waveform Audio File Format): Là định dạng âm thanh không nén. Do chiếm nhiều dung lượng hơn so với FLAC và ALAC, vì vậy có thể không phải là sự lựa chọn tối ưu cho Hi-Res Audio hiện nay.  

AIFF (Audio Interchange File Format): Được tạo ra vào năm 1988 bởi Apple, đây là một định dạng âm thanh không nén tương tự như WAV, có tần số lấy mẫu từ 16kHz đến 96Khz và có độ sâu bit từ 8 bit đến 24 bit. AIFF được hỗ trợ bởi nhiều thiết bị của Apple, bao gồm iPhone, iPad và iPod.

FLAC (Free Lossless Audio Codec): Là định dạng nén không mất dữ liệu. Hay nói một cách đơn giản, mặc dù làm giảm kích thước tệp nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. FLAC có tần số lấy mẫu từ 16kHz đến 384kHz và độ sâu bit từ 8 bit đến 32 bit. Lưu ý rằng, định dạng này không được hỗ trợ trên các hệ thống của Apple.

ALAC (Apple Lossless Audio Codec): Là định dạng nén không mất dữ liệu, được phát triển bởi Apple. ALAC có tần số lấy mẫu từ 16kHz đến 96kHz và độ sâu bit từ 8 bit đến 24 bit. ALAC được hỗ trợ bởi nhiều thiết bị của Apple, bao gồm iPhone, iPad và iPod.

DSD (Direct Stream Digital): Là định dạng âm thanh độ phân giải cao bắt nguồn từ SACD (Super Audio CD), có tốc độ lấy mẫu lên tới mức đáng kinh ngạc là 2,8 MHz hoặc 5,6 MHz, gấp 64 hoặc 128 lần tốc độ của CD. Tuy nhiên, nó hoạt động ở độ sâu 1bit, thay vì tốc độ lên tới 24bit như các định dạng khác. Điều này khiến mỗi lần ghi lại dữ liệu âm thanh, nó sẽ giữ lại ít thông tin hơn, tuy nhiên chất lượng âm thanh vẫn đáng kinh ngạc. Ví dụ, DSD 5,6MHz có thể ngốn gần 5GB dữ liệu trong một giờ.

MQA (Master Quality Authenticated): Là định dạng âm thanh không nén, có tần số lấy mẫ từ từ 44,1 kHz đến 384 kHz và độ sâu bit từ 16 bit đến 32 bit. MQA được cho là có chất lượng âm thanh tương đương với DSD, nhưng nó được hỗ trợ bởi nhiều thiết bị phát lại (playback) hơn DSD.

Cần thiết bị gì để thưởng thức nhạc Hi Res?

Hi Res là gì? hình 6

Để thưởng thức nội dung âm thanh Hi Res, bạn sẽ cần một số thiết bị quan trọng như sau:

Máy tính bảng/Điện thoại thông minh/Máy tính bàn: Một số dòng máy tính bảng và điện thoại thông minh hỗ trợ phát lại âm thanh độ phân giải cao. Đảm bảo rằng phần cứng và phần mềm của các thiết bị này tương thích với các định dạng âm thanh Hi Res.

DAC chuyên dụng (Bộ chuyển đổi D/A): Hãy tìm một DAC chuyên dụng hỗ trợ các định dạng âm thanh độ phân giải cao và cung cấp khả năng chuyển đổi Digital to Analog tối ưu nhất. Có thể là DAC tích hợp Amplifier, chẳng hạn như: 

[Products:3547, 4949, 4034, 5116, 5398, 5778, 5551, 5236, 5011]

Máy nghe nhạc kỹ thuật số (DAP): Nếu điện thoại của bạn không hỗ trợ phát nhạc Hi Res, hãy đầu tư cho mình một chiếc máy nghe nhạc kỹ thuật số (DAP) đến từ những thương hiệu uy tín như: Sony, HiFiMan, Astell&Kern, Fiio, Shanling, HiBy,.. để cung cấp khả năng xử lý tốc độ lấy mẫu và độ sâu bit cao hơn. Tham khảo: 

[Products:3285, 3663, 4999, 3886, 5051, 5237, 4860, 5231]

Tai nghe/Loa: Chọn tai nghe/loa có dải tần số đáp ứng rộng lên tới 40.000 Hz trở lên. Mặt khác, hãy chọn kết nối có dây giữa nguồn phát và tainghe/loa. Vì kết nối không dây có thể gây ra tình trạng nén hoặc một số hạn chế khác làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng âm thanh. 

[Products:3985, 3308, 4997, 1346, 4603]

Ngoài ra còn có các thiết bị ít phổ biến khác ví dụ như: Hệ thống âm thanh trong xe hơi, Card âm thanh máy tính,..

Bạn có thể lấy/nghe âm thanh Hi Res ở đâu?

Qobuz – Bạn có thể phát trực tuyến các bản nhạc ở chất lượng Hi-Res

Amazon Music HD – Cung cấp hơn 60 triệu bài hát có sẵn ở chất lượng CD lossless (16-bit/44,1kHz) và 2 triệu bài hát khác ở độ phân giải cao nằm trong khoảng từ 24bit/44,1kHz đến 24bit/192kHz

ProStudioMasters – Hầu hết các album đều được phân phối dưới dạng FLAC và AIFF, nhưng vẫn có một số nội dung DSD chất lượng cao.

Tidal – Được coi là đối thủ mạnh của Qobuz. Các tùy chọn thành viên của Tidal hiện được chia thành hai loại chính: HiFi - hỗ trợ độc quyền các luồng 16-bit/44,1 kHz chất lượng CD ; HiFi Plus – cung cấp các luồng 24-bit/192 kHz độ phân giải cao, cùng với hỗ trợ Dolby Atmos và Sony 360 Reality.

Apple Music: Dịch vụ phát trực tuyến lớn thứ hai trên thế giới lần đầu tiên giới thiệu các luồng âm thanh độ phân giải cao vào năm 2021.

Phần kết luận

Nhìn chung, âm thanh độ phân giải cao Hi Res Audio rất đáng để khám phá nếu bạn là người yêu âm nhạc và khao khát trải nghiệm nghe chi tiết và sống động hơn. Lựa chọn các thiết bị chuyên dụng như tai nghe, loa hoặc bộ chuyển đổi D/A (DAC) để có thể tái tạo âm thanh tần số cao một cách chính xác. Tại Xuân Vũ Audio, chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị như vậy, đảm bảo chính hãng 100%, đầy đủ chế độ bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và đặc biệt là giá thành cạnh tranh.

Nhận xét bài viết
avatar
x
Đánh giá:
Tin liên quan
Top 10 xem nhiều nhất
3 Đánh giá tai nghe Simgot EA500: Ngôi sao mới nổi ở phân khúc entry
Cập nhật : 21-04-2023, 2:16 pm - Lượt xem : 3476

Đánh giá tai nghe Simgot EA500: Ngôi sao mới nổi ở phân khúc entry

6 Đánh giá tai nghe Dunu Kima Classic: Phiên bản V-Shape của Kima
Cập nhật : 11-08-2023, 4:18 pm - Lượt xem : 971

Đánh giá tai nghe Dunu Kima Classic: Phiên bản V-Shape của Kima

9 Top 10 tai nghe giá rẻ được mua nhiều nhất 2023
Cập nhật : 28-12-2019, 4:26 pm - Lượt xem : 43641

Top 10 tai nghe giá rẻ được mua nhiều nhất 2023

10 Top 5 mẫu Bluetooth DAC/AMP bán chạy nhất 2023
Cập nhật : 04-01-2020, 5:06 pm - Lượt xem : 23364

Top 5 mẫu Bluetooth DAC/AMP bán chạy nhất 2023

11 Top 7 loa Bluetooth di động hot nhất hè 2023
Cập nhật : 29-06-2021, 2:57 pm - Lượt xem : 1622

Top 7 loa Bluetooth di động hot nhất hè 2023

17 Đánh giá tai nghe Truthear Hexa: Chất âm nhấn mạnh về phần kỹ thuật
Cập nhật : 15-02-2023, 2:35 pm - Lượt xem : 4453

Đánh giá tai nghe Truthear Hexa: Chất âm nhấn mạnh về phần kỹ thuật

18 Đánh giá tai nghe Sennheiser IE200: Khuấy đảo thị trường audio Việt Nam
Cập nhật : 11-02-2023, 3:32 pm - Lượt xem : 3994

Đánh giá tai nghe Sennheiser IE200: Khuấy đảo thị trường audio Việt Nam

 

Sản phẩm đã xem