Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Cập nhật : 22-09-2021, 12:34 pm - Lượt xem : 1235

Campfire Audio không phải là cái tên quá lạ lẫm khi hãng đã quá nổi tiếng và có chỗ đứng cực kỳ vững chắc trong giới âm thanh cao cấp. Những sản phẩm của Campfire Audio luôn nổi tiếng với việc được sản xuất thủ công 100% ở Mỹ và luôn sở hữu chất âm chi tiết và âm trường thoáng đãng. Tuy nhiên, mặc dù đã sở hữu nhiều sản phẩm ở nhiều phân khúc thị trường cũng như chất âm khác nhau, Campfire Audio chưa hề đánh vô phân khúc dành cho nghệ sĩ chuyên nghiệp - cho đến bây giờ.

Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Hãy chào đón cặp đôi IEMs mới nhất của Campfire AudioSatsumaHoneydew. Satsuma là mẫu IEMs với 1 driver BA toàn dải với dải mid trung tính nhằm vào đối tượng chủ yếu là ca sĩ, nhạc công piano và guitar. Trong khi đó Honeydew sở hữu 1 driver dynamic 10mm được custom bởi Campfire Audio với chất âm trầm ấm hơn, nhắm vào phân khúc nghệ sĩ nhạc điện tử, nhạc công bass và trống. Cả hai đều có thiết kế housing mới nhằm nâng cao trải nghiệm đeo.

MỞ HỘP

Với những ai đã quen thuộc với tai nghe của Campfire Audio thì sẽ không mấy xa lạ với quá trình đập hộp tai nghe của hãng. Với những chiếc hộp giấy màu sắc rực rỡ được xếp lại gọn gàng. 

Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Bên trong vẫn là một hộp đựng tai nghe quen thuộc và hộp phụ kiện nằm riêng. 

Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Hộp da đựng tai nghe vẫn có chung thiết kế với những hộp da gần đây của Campfire Audio. Vẫn đi kèm thêm túi đựng bảo vệ từng tai nghe giúp tránh trầy xước trong quá trình bảo quản.

Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Ngoài 3 cặp eartips silicone và 3 cặp foam đi kèm, Campfire Audio vẫn tiếp tục tặng kèm 5 cặp eartips Final Type-E. Với những tai nghe của Campfire Audio mà mình đã từng trải nghiệm thì đi kèm với eartips Final luôn luôn cho cảm giác fit tai và trải nghiệm âm thanh tốt nhất. Và cuối cùng là một nút logo Campfire và dụng cụ vệ sinh tai nghe.

THIẾT KẾ 

Khác với những thiết kế đầy cứng cáp quen thuộc xưa nay của Campfire Audio, thì thiết kế của hai mẫu tai nghe mới này có hơi hướng trẻ trung và năng động hơn. Điều này không chỉ thể hiện ở màu sắc nổi bật và hình dáng của housing mà còn về cách họ hoàn thiện tai nghe. Vỏ tai nghe nay đã được chuyển qua làm từ resin ABS.

Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Tuy ống nozzle vẫn được thiết kế bằng thép không gỉ, nhưng cảm giác vẫn chưa được dày dặn và cứng cáp như những mẫu tai nghe đời trước của Campfire. Dù vậy thì hoàn thiện tổng thể của tai nghe vẫn quá hoàn hảo với 3 mảnh của housing và ống nozzle được ghép với nhau cực kỳ chính xác, không hề có phần dư thừa nào. Ngoài ra thì với phần màu sắc của tai nghe khá là bắt mắt chắc chắn sẽ gây rất nhiều sự chú ý cho người sử dụng.

Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Giống với những tai nghe cũ, connector MMCX bằng Beryllium của hãng Campfire vẫn được sử dụng trên cặp đôi tai nghe mới. Độ bền và cứng cáp của dòng connector này cực kỳ đáng giá và tốt hơn khá nhiều so với những connector MMCX thông thường. Dây cáp đi kèm có chất lượng và khả năng chống rối tốt. Earhook được cải thiện hơn so với những đời trước, cho khả năng ôm tai tốt và thoải mái hơn. 

NHỮNG CÔNG NGHỆ NỔI BẬT

  • Thiết kế nguyên khối

Cả hai tai nghe Satsuma và Honeydew đều sở hữu thiết kế nguyên khối. Với driver được thiết kế nằm trong buồng âm in 3D, giúp cho Campfire Audio kiểm soát chất âm tối ưu nhất, cũng như giảm bớt những cộng hưởng âm không cần thiết, giúp tạo nên chất âm đặc trưng cho tai nghe của hãng.

  • T.A.E.C (Trên Satsuma)

Tune Acoustic Expansion Chamber (T.A.E.C) là công nghệ in buồng âm 3D thay thế cho hệ thống sử dụng ống dẫn âm kèm theo damper truyền thống sử dụng cho driver BA bấy lâu nay. Công nghệ không sử dụng ống dẫn âm này sẽ giúp giảm đáng kể những thất thoát cũng như cộng hưởng không đáng có của hệ thống sử dụng ống dẫn. Ngoài ra thì công nghệ TAEC còn giúp cải thiện âm trường tốt hơn.

  • Driver dynamic LCP (Trên Honeydew)

Công nghệ driver dynamic Liquid Crystal Polymer (LCP) hiện đang rất phổ biến trong giai đoạn gần đây nhờ những thuộc tính nổi bật của nó. Đây là một nguyên liệu rất cứng dùng để chế tạo ra màng loa mỏng hơn, nhẹ hơn so với những nguyên liệu truyền thống cũng như có độ phản hồi tốt và chất âm chi tiết hơn. So sánh với những nguyên liệu driver bằng kim loại hoặc mạ kim loại, thì LCP có giá thành sản xuất thấp hơn, giúp giảm tổng chi phí sản xuất của tai nghe xuống thấp hơn.

ĐÁNH GIÁ CHẤT ÂM SATSUMA

Campfire luôn sở hữu cách tune 1 driver BA cực kỳ ấn tượng và với những người chơi lâu năm luôn xem xét Campfire là một trong những hãng có cách tune âm cân bằng nhất - với mẫu Comet là một ví dụ.

Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Campfire Satsuma cũng là một tai nghe 1 driver BA, và cũng không mấy ngạc nhiên nếu như nó xài chung driver với Comet. Thực tế hai tai nghe này có chất âm khá tương đồng, đương nhiên Satsuma có một chút hơi sáng hơn cũng như tập trung và mid nhiều hơn.

Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Điều này cũng có nghĩa là Satsuma vẫn giữ được bass trầm ấm đi kèm với mid trong, rõ ràng và low-treble nhẹ nhàng trước khi peak nhẹ ở mid-treble để tạo không gian cũng như thêm chi tiết. Đương nhiên đây không phải là một chất âm trung tính hoàn hảo nhưng với độ chi tiết tốt cũng như sự mượt mà giữa các dải đã tạo nên một tổng thể khá cân bằng.

Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Bass

Dải bass trên Satsuma tuy không quá nổi bật nhưng so với một driver BA thì bass của Satsuma thể hiện khá tốt. Với một sub-bass nhẹ nhàng, thư giãn và có chút cải thiện so với Comet khi xuống sâu và lan ra nhiều hơn. Tuy nhiên độ dynamic ở mid-bass thì Satsuma không thể hiện tốt bằng Comet. So với Comet thì tổng thể bass của Satsuma có độ dynamic tốt hơn khi không chỉ tập trung ở mid-bass quá nhiều mà thể hiện tốt ở hầu hết cả sub-bass lẫn mid-bass và upper-bass. Với những bản nhạc có nhiều nhạc cụ thể hiện thì bass của Satsuma cho chi tiết cũng như độ tách bạch tốt.

Mid 

Dải mid của Satsuma có phần tương tự như mid của Comet, khi cả hai đều peak nhẹ ở 3kHz, cho một âm mid trong trẻo, với phần vocal hơi tiến nhẹ. Trong khi đó phần low-mid kết hợp với một phần ở upper-bass tạo nên một low-mid hơi ấm cùng lúc đó kéo toàn bộ dải mid cân bằng hơn. Với một dải mid được tune tập trung nhiều cho vocal thì mid của Satsuma sẽ có phần tiến hơn so với Comet vốn khá cân bằng và mượt, nhưng bù lại thì chi tiết và tách bạch của Satsuma rõ ràng hơn so với Comet.

Treble

Dây là phần khác biệt rõ ràng nhất khi Satsuma có phần thiên sáng hẳn và đánh chi tiết hơn nhiều so với Comet. Khi mà phần low-treble vẫn còn giữ được độ mượt mà từ high-mid tràn lên thì phần mid-treble thể hiện khác hoàn toàn với độ sắc và chi tiết cao hơn hẳn. Tuy nhiên một phần nhờ thiết kế housing mới, Satsuma đã kiểm soát khá tốt sib cũng như độ gắt của treble mặc dù treble được đẩy lên cao để tăng thêm độ chi tiết. Độ thoáng so với Comet không đáng kể khi vẫn giữ ở mức trung bình nhưng rõ ràng và tách bạch hơn.

Cả âm trường và âm hình của Satsuma so với đàn anh Comet đều được cải thiện khá tốt. Âm trường vốn không phải là điểm mạnh của Comet nhưng trên Satsuma đã được cải thiện phần nào với nhiều khoảng trống giữa các nhạc cụ hơn. Với âm trường bề ngang vừa đủ và bề rộng về phía trước nhẹ nhàng hơn so với Comet. Sự tách bạch giữa các lớp nhạc cụ lẫn vocal nay đã rõ ràng hơn khi Satsuma kiểm soát khá tốt nhạc cụ với những bản nhạc có nhiều lớp nhạc cụ hơn là Comet.

ĐÁNH GIÁ CHẤT ÂM HONEYDEW

Khác với Satsuma thì Honeydew sở hữu driver dynamic LCP trước giờ chưa từng xuất hiện trên bất kỳ sản phẩm nào của Campfire. Theo như giới thiệu từ Campfire thì Honeydew sẽ một tai nghe mang nhiều năng lượng, có hơi hướng V-shape.

Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Trên thực tế thì với phần bass được tập trung khác nhiều, Honeydew mang lại một cảm giác L-shaped khi phần treble chưa thể hiện được nhiều như dải bass. Một điều cũng khá là rõ ràng khi Honeydew được nhắm vào phân khúc nghệ sĩ chuyên về các dải trầm. Mid của Honeydew khá nhẹ nhàng và thư giãn nhưng vẫn có có độ chi tiết cũng như độ tự nhiên nhất định.

Đánh giá cặp đôi Campfire Audio Satsuma và Honeydew

Bass 

Đây là phần thể hiện nổi bật nhất của Honeydew với một dải bass khá tiến và có lượng nhiều. Sub-bass xuống sâu và có một chút lan nhẹ lên phần low-mid. Tuy nhiên tổng thể độ chi tiết của bass vẫn rất tốt, sub-bass có độ rung cũng như độ dynamic nhất định. Tuy cả mid-bass lẫn sub-bass để thể hiện với lượng nhiều nhưng do cách tune âm cũng như buồng âm mới của Campfire đã giúp cho dải bass thể hiện chính xác và trong trẻo không bị đục cũng như méo tiếng. Với một lượng nhiều ở bass thì bass của Honeydew đánh với tốc độ vừa phải, kiểm soát tốc độ cũng như tách bạch ở bass chưa được tốt như những mẫu tai nghe khác của Campfire. Với những người chơi đã từng sở hữu tai nghe của Campfire thì bass trên Honeydew sẽ có phần hơi khác biệt với phần còn lại của Campfire nhưng so với mục đích dành cho những nghệ sĩ chuyên về phần bass thì bass của Honeydew thể hiện là quá tốt.

Mid 

Có phần hơi lùi nhẹ so với bass trên Honeydew. Chất mid trên Honeydew thể hiện khác hẳn so với Satsuma vốn nhấn mid khá nhiều thì mid trên Honeydew được thể hiện một cách nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn giữ được chi tiết vốn khá tốt. Với một low-mid bị lấn nhẹ bởi bass thì giọng vocal nam trên Honeydew có phần dày hơn trong khi vocal nữ được kéo nhẹ theo low-treble nên có phần hơi mỏng cũng như sib nhẹ. Tuy vậy thì tổng thể mid của Honeydew vẫn có độ trong và chi tiết tốt nhưng đã làm mượt đi khá nhiều so với Satsuma. So với ý định tune tập trung cho bass khá nhiều ở Honeydew thì những gì mid thể hiện không quá xuất sắc nhưng vẫn giữ được sự chi tiết nhất định.

Treble 

Dải treble trên Honeydew thể hiện năng lượng tốt cũng như độ sắc nhất định, tập trung nhiều ở low-treble. So với bass thì treble của Honeydew ở cùng mức âm lượng không quá tiến như bass. Low-treble của Honeydew có chi tiết khá tốt, không quá gắt cũng như chói tai quá nhiều. Độ vang của treble kèm theo một chút peak nhẹ ở 10kHz mang lại cho Honeydew một chút leng keng vừa đủ để thể hiện khá tốt bộ cymbal của dàn trống một cách chi tiết. Tuy không quá thiên sáng nhưng dải treble của Honeydew vẫn khá thoáng so với phần còn lại vốn bị ảnh hưởng quá nhiều bởi dải bass dày đặc.

Âm trường

Trên Honeydew thể hiện khá thoải mái cho cả bề ngang nhưng bề sâu chưa được tốt lắm một phần vì dải mid hơi lùi nhẹ. Độ thoáng giữa các nhạc cụ lẫn vocal thể hiện ở mức trung bình, đôi lúc hơi đè lên nhau ở một số bản nhạc có nhiều nhạc cụ. Âm hình tập trung khá nhiều ở giữa khi các lớp nhạc cụ chưa thật sự tách ra khỏi nhau cũng như vị trí của nhạc cụ chưa được chính xác như trên Satsuma.

KẾT LUẬN

Trong khi những Flagship của Campfire có lẽ sẽ có nhiều sự chú ý hơn là sự ra mắt của cặp đôi Satsuma và Honeydew này, thì cá nhân mình có phần thích thú khi trải nghiệm cặp đôi này. Thật sự thì vốn tập trung khá nhiều cho phân khúc trung-cao cấp thì với phân khúc mới bắt đầu, thật sự mình cũng sẽ không biết Campfire sẽ mang lại những điều gì mới mẻ. Có lẽ phải nói nhiều nhất đến việc chuyển qua sử dụng shell bằng nhựa để tăng độ fit và sự thoải mái cho phân khúc nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu.

Với định hướng khách hàng cực kỳ rõ cho cả Satsuma và Honeydew thì có lẽ Campfire đang cực kỳ chắc chắn trong quyết định của mình. Khi Satsuma là một tai IEMs tầm thấp nhưng mang lại chất âm trung tính và dải mid cực kỳ ấn tượng. Cũng như Honeydew với phân khúc khách hàng đặc trưng hơn với những nghệ sĩ yêu thích dải bass khi có một dải bass thể hiện rất xuất sắc.

Với tính đa năng có thể hoạt động tốt trong mọi trường hợp thì cả Satsuma lẫn Honeydew không chỉ dành riêng cho giới nghệ sĩ mà vẫn có thể tiếp cận với phân khúc người tiêu dùng bình thường. Đương nhiên khi so sánh với những combo, setup để tận hưởng âm thanh audiophile thì Satsuma lẫn Honeydew khó lòng có thể cạnh tranh. Nhưng với việc sử dụng hàng ngày kèm theo mức giá hấp dẫn đến từ một hãng danh tiếng như Campfire Audio thì Satsuma và Honeydew vẫn cực kỳ đáng để trải nghiệm.

Nguồn: theheadphonelist

[Products:3748,3749]

Nhận xét bài viết
avatar
x
Đánh giá:
Tin liên quan
Top 10 xem nhiều nhất
4 Đánh giá tai nghe Simgot EA500: Ngôi sao mới nổi ở phân khúc entry
Cập nhật : 21-04-2023, 2:16 pm - Lượt xem : 3680

Đánh giá tai nghe Simgot EA500: Ngôi sao mới nổi ở phân khúc entry

7 Đánh giá tai nghe Dunu Kima Classic: Phiên bản V-Shape của Kima
Cập nhật : 11-08-2023, 4:18 pm - Lượt xem : 986

Đánh giá tai nghe Dunu Kima Classic: Phiên bản V-Shape của Kima

10 Top 10 tai nghe giá rẻ được mua nhiều nhất 2023
Cập nhật : 28-12-2019, 4:26 pm - Lượt xem : 43699

Top 10 tai nghe giá rẻ được mua nhiều nhất 2023

11 Top 5 mẫu Bluetooth DAC/AMP bán chạy nhất 2023
Cập nhật : 04-01-2020, 5:06 pm - Lượt xem : 23526

Top 5 mẫu Bluetooth DAC/AMP bán chạy nhất 2023

12 Top 7 loa Bluetooth di động hot nhất hè 2023
Cập nhật : 29-06-2021, 2:57 pm - Lượt xem : 1626

Top 7 loa Bluetooth di động hot nhất hè 2023

17 Đánh giá tai nghe Truthear Hexa: Chất âm nhấn mạnh về phần kỹ thuật
Cập nhật : 15-02-2023, 2:35 pm - Lượt xem : 4617

Đánh giá tai nghe Truthear Hexa: Chất âm nhấn mạnh về phần kỹ thuật

18 Đánh giá tai nghe Sennheiser IE200: Khuấy đảo thị trường audio Việt Nam
Cập nhật : 11-02-2023, 3:32 pm - Lượt xem : 4051

Đánh giá tai nghe Sennheiser IE200: Khuấy đảo thị trường audio Việt Nam

 

Sản phẩm đã xem